Luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa hành vi môi giới hối lộ trong hoạt động đấu thầu

Luật sư bào chữa hành vi môi giới hối lộ trong hoạt động đấu thầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội. Ngày nay, đấu thầu là phương thức quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu uy tín, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hành vi không trung thực và môi giới hối lộ. Do đó, bài viết này sẽ tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của luật sư trong việc bảo vệ khách hàng khỏi hậu quả của hành vi vi phạm trong đấu thầu.

Bào chữa hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu

Bào chữa hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu

Hành vi môi giới hối lộ theo quy định của pháp luật

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa hành vi môi giới hối lộ. Tuy nhiên dựa vào quy định tại Khoản 1 Điều  364, Khoản 1 Điều 365 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có thể hiểu: Hành vi môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người nhận và người đưa hối lộ theo yêu cầu của một trong hai bên hoặc của cả hai làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và theo sự ủy nhiệm của người đưa hối lộ chuyển tiền, của hối lộ cho người nhận.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 thì hành vi môi giới hối lộ còn xem là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

Căn cứ tại Điều 16 Luật đấu thầu 2023 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:

  • Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức;
  • Thông thầu.

Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đấu thầu là hành vi vi phạm pháp luật, làm xáo trộn hoạt động đấu thầu, ảnh hưởng đến tính công bằng, khách quan trong quá trình này..

Quy định về Hành vi môi giới hối lộ trong hoạt động đấu thầu?

Hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 222 hoặc Tội môi giới hối lộ tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Dấu hiệu của hành vi

Trong khoa học pháp lý hình sự thì một hành vi có dấu hiệu tội phạm khi thỏa mãn 04 mặt của cấu thành tội phạm đó. Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến Tội môi giới hối lộ. Cụ thể:

Thứ nhất, Về mặt khách quan

Đây là hành vi làm trung gian, giúp đạt được thỏa thuận về của hối lộ, việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa của hối lộ. Một hành vi bị coi là môi giới hối lộ khi giá trị của việc hối lộ từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc các loại giá trị phi vật chất khác (như tình dục, vị trí, việc làm…).  Hành vi môi giới hối lộ có biểu hiện rất đa dạng như: Tổ chức cho 2 bên gặp nhau để thỏa thuận về việc hối lộ; Chuyển lời đề nghị của bên này cho bên kia và ngược lại; Chuyển của hối lộ từ người đưa sang người nhận.

Thứ hai, Về mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi này với lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.

Thứ ba, Về mặt chủ thể

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Thứ tư, về khách thể của tội phạm

Hành vi này xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Như vậy, có thể thấy rằng người có hành vi môi giới hối lộ trong hoạt động đấu thầu nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội danh trên.

Biện pháp xử lý

Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi môi giới hối lộ như sau:

Thứ nhất, người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Lợi ích phi vật chất.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Thứ ba, phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Thứ tư, phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

Thứ năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

Thứ sáu, người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ bảy, người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, việc áp dụng các khung hình phạt không chỉ dựa vào việc phạm tội mà còn phải xem xét các yếu tố khác như mức độ hậu quả, tính chất và mức độ củng cố của hành vi phạm tội. Điều này giúp định rõ mức độ trách nhiệm và áp dụng hình phạt một cách công bằng và hợp lý.

Hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu

Hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu

Vai trò của luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Luật sư bào chữa trong một vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong quá trình tố tụng và quyết định hình phạt:

  • Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tội danh, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyền và nghĩa vụ của bị cáo, các quy định về tố tụng hình sự và các quy định khách có liên quan.
  • Luật sư trao đổi, tư vấn cho bị can, bị cáo cách trình bày lời khai, ý kiến ​​của mình một cách có lợi nhất, tham gia trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành hỏi cung và lấy lời khai của bị can, bị cáo.
  • Nghiên cứu và phân tích hồ sơ: Luật sư bào chữa thu thập, kiểm tra, đánh giá về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan; đề nghị cơ quan tố tụng thu thập chứng cứ, giám định, định giá để xây dựng chiến lược bào chữa và bản luận cứ.
  • Tham gia tranh tụng, bào chữa cho bị cáo: Luật sư dựa trên tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ cùng với bản luận cứ sẽ tiến hành tranh tụng, bào chữa cho bị cáo trước tòa theo hướng giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Điều này có thể bao gồm việc tranh luận về chứng cứ không chắc chắn, bất hợp pháp hoặc không đủ để kết tội. Nếu phát hiện sai phạm trong quá trình xử lý vụ việc, luật sư sẽ khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Dịch vụ luật sư bào chữa hành vi môi giới hối lộ trong hoạt động đấu thầu

Hiện nay, việc tham gia vào các hoạt động đấu thầu là một phần quan trọng của quá trình phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình này, một số hành vi môi giới hối lộ có thể xuất hiện, đe dọa sự công bằng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và chất lượng của quá trình đấu thầu. Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng trong hoạt động đấu thầu, Chuyên tư vấn luật cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa hành vi môi giới hối lộ gồm các nội dung sau:

  • Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về hành vi môi giới hối lộ trong đấu thầu;
  • Tư vấn các căn cứ pháp luật về các tình tiết cần xác định để được xem xét giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự cho bị can/ bị cáo;
  • Tư vấn cho khách hàng soạn thảo đơn xin miễn, giảm trách nhiệm hình sự;
  • Tham gia thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi để bảo vệ thân chủ;
  • Luật sư đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc, bào chữa cho thân chủ liên quan tội môi giới hối lộ trong hoạt động đấu thầu;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho bị can, bị cáo không bị xâm phạm, tránh những tiêu cực trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra;
  • Luật sư thực hiện việc khiếu nại kết luận điều tra, tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, nộp bổ sung chứng cứ, gửi bản ý kiến về tội danh, về định khung, về mức lượng hình phạt của thân chủ.
  • Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận.

Tư vấn bào chữa tội môi giới hối lộ

Tư vấn bào chữa tội môi giới hối lộ

Trong hoạt động đấu thầu, việc bảo đảm tính minh bạch và công bằng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công và uy tín của mọi bên tham gia. Hành vi môi giới hối lộ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin và sự công bằng trong quá trình đấu thầu. Nếu quý khách hàng cần sự hỗ trợ, vui lòng liên hệ luật sư hình sự của Chuyên tư vấn luật thông qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp nhanh chóng.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.7 (18 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 125 bài viết