Luật sư bào chữa

Chi phí nhờ Luật sư bào chữa Tội cố ý gây thương tích

Chi phí nhờ Luật sư bào chữa Tội cố ý gây thương tích sẽ giúp làm sáng tỏ vụ việc, thu thập chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo; tham gia trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo sự công bằng cho vụ án; tham gia bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo tại phiên tòa. Vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục cũng như chi phí nhờ Luật sư bào chữa Tội cố ý gây thương tích.

Chi phí nhờ Luật sư bào chữa Tội cố ý gây thương tích
Chi phí nhờ luật sư bào chữ tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích đối mặt với hình phạt nào?

Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội cố ý gây thương tích quy định như sau:

Người nào cố ý gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  • Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Phạm tội đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm;

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm;

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm;

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

>>> Xem thêm: Cố ý gây thương tích và cố ý gây thương tích do phòng vệ chính đáng thì tội nào nhẹ hơn?

Các công việc Luật sư thực hiện khi bào chữa cho bị cáo
Các công việc Luật sư thực hiện khi bào chữa cho bị cáo

Những nội dung công việc luật sư thực hiện khi bào chữa cho bị can cố ý gây thương tích?

  • Gặp gỡ bị can để trao đổi, hướng dẫn cho bị can thực hiện quyền của bị can trong giai đoạn tạm giam hoặc bị khởi tố;
  • Tham gia buổi hỏi cung, đối chất,… để bảo đảm tính khách quan và an toàn cho thân chủ;
  • Thực hiện các quyền khiếu nại, kiến nghị để bảo vệ thân chủ trong giai đoạn điều tra;
  • Yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ hoặc tự mình thu thập chứng cứ để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ;
  • Tham gia các phiên tòa với tư cách người bào chữa; trình bày, phản biện các luận điểm để bảo vệ thân chủ.

Phí luật sư tham gia bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích?

Khi tham gia bào chữa trong vụ án cướp tài sản phí Luật sư của mỗi vụ án sẽ khác nhau:

  • Tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án;
  • Phụ thuộc vào hoàn cảnh của gia đình bị cáo; phụ thuộc vào nhân thân bị cáo.

Thủ tục cần thực hiện để luật sư tham gia bào chữa

Thủ tục cần thực hiện để đăng ký Luật sư bào chữa
Thủ tục cần thực hiện để đăng ký Luật sư bào chữa

Để đăng ký bào chữa cho người được bào chữa thì trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

Khi tiến hành đăng ký bào chữa Luật sư phải xuất trình các giấy tờ sau:

  • Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực;
  • Giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
  • Trường hợp luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý thì xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

Trường hợp Luật sư được chỉ định bào chữa quy định tại Điều 76 BLTTHS 2015 thì Luật sư xuất trình các giấy tờ sau:

  • Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực
  • Văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa,

Cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015;
  •  Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

  • Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;

Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của BLTTHS 2015 từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của BLTTHS 2015;
  • Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.

Chi phí mời luật sư và các quy định pháp luật liên quan trong bào chữa tội cố ý gây thương tích tại Chuyên tư vấn luật luôn đảm bảo đúng quy định và phù hợp với tình tiết vụ việc. Nếu Qúy bạn đọc còn vướng mắc về các công việc mà Luật sư thực hiện khi tham gia bào chữa, nhu cầu được Tư vấn pháp luật hình sự xin vui lòng gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời. 

Bài viết liên quan chi phí thuê luật sư có thể bạn quan tâm:

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 125 bài viết