Bào chữa Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội. Theo đó, luật sư đóng vai trò người đồng hành cùng bị can, bị cáo trong giải quyết án nhận hối lộ. Luật sư thực hiện quyền của mình để bào chữa cho bị cáo theo quy định pháp luật. Sau đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ phân tích các dịch vụ mà luật sư bào chữa cung cấp để khách hàng hiểu rõ.
Bào chữa Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
Mục Lục
Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế là gì?
Nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế được hiểu như sau:
- Nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế là hành vi của cán bộ y tế trực tiếp hoặc qua trung gian nhận lợi ích vật chất của hối lộ do đã hoặc sẽ làm hay không làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ.
- Tội nhận hối lộ thuộc một trong những tội phạm về chức vụ. Trong lĩnh vực y tế thì người phạm tội phải là cán bộ y tế.
- Nhận hối lộ là một trong các hành vi bị cấm trong khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở pháp lý: Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BYT; khoản 14 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì thời điểm người bào chữa tham gia vụ án:
- Từ khi khởi tố bị can.
- Trường hợp bắt, tạm giữ người: Từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
- Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia: Từ khi kết thúc điều tra.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì luật sư bào chữa tham gia vụ án khi được chấp nhận việc đăng ký bào chữa của cơ quan có thẩm quyền.
>>>Xem thêm: Khi nào nên nhờ luật sư trong vụ án hình sự ?
Công việc luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế thực hiện
Công việc luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế thực hiện
Giai đoạn điều tra truy tố vụ án
- Gặp, hỏi người bị buộc tội;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
- Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa
- Sao chụp hồ sơ, thu thập chứng cứ sau đó dùng làm căn cứ để xây dựng bài bào chữa để bảo vệ cho bị cáo.
- Luật sư được trình bày ý kiến liên quan đến vụ án, kết hợp với đưa ra chứng cứ gỡ tội, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp lại quan điểm buộc tội của kiểm sát viên qua đó bảo vệ bị cáo trước những căn cứ buộc tội của cơ quan công tố.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp vụ án giải quyết không đúng trình tự thủ tục theo quy định của luật.
Căn cứ Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Chương IV Thông tư 46/2019/TT-BCA.
Thủ tục nhờ luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
- Người bị buộc tội làm đơn yêu cầu người bào chữa nêu rõ người bào chữa hoặc nhờ người đại diện, người thân thuê luật sư bào chữa.
- Trong thời hạn theo luật định từ 12-24 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu luật sư bào chữa, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.
- Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân của họ để nhờ luật sư bào chữa và phải thông báo cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến.
- Luật sư bào chữa phải đăng ký bào chữa khi tham gia tố tụng.
- Theo Điều 75, Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Chương II Thông tư46/2019/TT-BCA.
Thủ tục nhờ luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
Dịch vụ luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế
Chuyên tư vấn luật cung cấp dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự với các luật sư giỏi trong lĩnh vực bào chữa sẽ hỗ trợ khách hàng;
- Luật sư đưa ra đánh giá ban đầu về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
- Đăng ký bào chữa và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa.
- Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ, đưa ra bằng chứng để chứng minh hành vi của thân chủ không phải là nhận hối lộ hoặc nhận hối lộ nhưng có các tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
- Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
- Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.
Tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế, các công việc luật sư bào chữa thực hiện, dịch vụ luật sư bào chữa tội nhận hối lộ trong lĩnh vực y tế đã đuọc giải đáp cụ thể trong bài viết này. Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin về dịch vụ luật sư bào chữa thì hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư hình sự của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: