Luật Hình Sự

Xử lý kỷ luật với hành vi đưa, nhận hối lộ

Xử lý kỷ luật với hành đi đưa, nhận hối lộ được pháp luật hiện hành quy định chặt chẽ và rõ ràng. Vấn đề đưa, nhận hối lộ là hành vi gây nhức nhối cho sự minh bạch và đang được diễn ra phổ biến. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về các hình thức xử lý kỉ luật với hành vi đưa, nhận hối lộ.

Xử lý kỷ luật với hành vi đưa, nhận hối lộ

Quy định pháp luật Việt Nam về đưa, nhận hối lộ

  • Đưa hối lộ: là hành vi của một người trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
  • Nhận hối lộ: là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận lợi ích vật chất (của hối lộ) do đã hoặc sẽ làm hay không làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ.

Cspl: Điều 364, Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.

>>> xem thêm: Đưa và nhận hối lộ thế nào thì bị xử lý hình sự?

Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, đưa, nhận hối lộ là một trong các hành vi tham nhũng.

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  •  Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
  •  Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  •  Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
  • Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

 

 

Quy định pháp luật về đưa, nhận hối lộ

Áp dụng xử lý kỷ luật với hành vi đưa, nhận hối lộ

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Xử lý cán bộ, công chức

Theo Khoản 4 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP Quyết định kỷ luật công chức: Trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Xử lý viên chức

Theo Khoản 5 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỉ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm quy định pháp luật về: phòng chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã  hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Theo Khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quyết định kỷ luật viên chức: Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc

Luật sư bào chữa với hành vi đưa, nhận hối lộ

  • Tư vấn quy định pháp luật về hành vi đưa, nhận hối lộ;
  • Tư vấn về các trách nhiệm pháp lý mà hành vi đưa nhận hối lộ phải chịu;
  • Tư vấn hướng giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến hành vi đưa, nhận hối lộ;
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi đưa, nhận hối lộ;
  • Hỗ trợ, hướng dẫn chuẩn bị soạn thảo các đơn từ phục vụ cho quá trình tố tụng như: đơn yêu cầu khởi tố vụ án, đơn trình báo vi phạm, đơn kêu oan, đơn kháng cáo, đơn xin giảm nhẹ hình phạt,…
  • Trực tiếp tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự với tư cách người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, đặc biệt là tránh việc thân chủ bị dùng nhục hình, ép cung.

Hỗ trợ tư vấn pháp luật

Xử lý kỷ luật với hành vi đưa, nhận hối lộ được quy định cụ thể trong từng quy định mới nhất của pháp luật. Các vấn đề về xử lý kỷ luật hành vi này đã được trình bày ở bài viết. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các hình thức xử lý kỷ luật của các hành vi vi phạm pháp luật khác, hãy liên hệ qua HOTLINE: 1900 636387 để được Luật Sư Hình Sự của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn kịp thời.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết