Luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa cho tội trốn thuế

Luật sư bào chữa tội trốn thuế là công việc tiến hành các thủ tục pháp lý để tham gia bào chữa cho người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước cơ quan tố tụng có thẩm quyền. Người bào chữa sẽ thực hiện bào chữa cho bị cáo để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật là các quy định pháp luật liên quan đến tội trốn thuế.

Luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa

Tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự

Căn cứ khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định các hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm mục đích không phải thanh toán thuế hay trốn trách nhiệm đóng thuế.

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

Tội trốn thuế hình phạt như thế nào?

Tội trốn thuế hình phạt như thế nào?

Cấu thành tội phạm của tội trốn thuế

Chủ thể tội phạm

Chủ thể của tội trốn thuế là:

  • Cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Pháp nhân thương mại

Những đối tượng phải đóng thuế gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế. Do đó chủ thể của tội trốn thuế thông thường là các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh, buôn bán nhằm mục đích sinh lời, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, là những người có trách nhiệm, quyền hạn trong doanh nghiệp.

Những người ở các cơ quan liên quan như Hải quan, cơ quan giám định tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế cũng có thể là chủ thể của tội này.

Mặt khách quan

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có các điều kiện nhất định. Đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm bắt buộc của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Có các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… (Thuế gián thu); Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp,Thuế nhà đất (nhà ở, đất ở), Thuế môn bài, Thuế tài nguyên…(Thuế trực thu)

Trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải nộp tiền thuế hoặc để nộp tiền thuế ít hơn mức thuế phải nộp. Thủ đoạn trốn thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: không làm sổ sách ghi chép đầy đủ, không kê khai đúng số lượng hàng, tiền để làm cơ sở tính thuế, sửa chữa, làm sai lệch sổ sách, sử dụng hóa đơn, chứng từ giả để trốn thuế, đăng ký kê khai gian dối…Cụ thể, hành vi trốn thuế là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 (tội buôn lậu) và Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới) của Bộ luật hình sự;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 (tội buôn lậu) và Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới) của BLHS;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 (tội buôn lậu) và Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới) của BLHS;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

Về định lượng số tiền trốn thuế phải 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Mặt khách thể

Hành vi trốn thuế xâm phạm đến chế độ quản lý thuế của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể là hoạt động thu ngân sách nhà nước dẫn đến thất thu ngân sách, gây thiệt hại tiền thuế cho Nhà nước.

Mặt chủ quan

Hành vi trốn thuế được thực hiện với lỗi cố ý, cá nhân, pháp nhân phạm tội có ý thức chiếm đoạt số tiền thuế mà đáng lẽ phải nộp cho Nhà nước. Mục đích của người phạm tội là để không phải nộp thuế hoặc giảm số tiền thuế phải nộp xuống thấp hơn.

Cấu thành tội phạm của Tội trốn thuếCấu thành tội phạm của Tội trốn thuế

Vai trò của luật sư khi tham gia bào chữa để cho bị can, bị cáo

Vai trò của Luật sư bào chữa là bảo vệ quyền và lợi ích của bị can, bị cáo. Luật sư là người có sự hiểu biết và kiến thức sâu sắc và chính xác về mặt pháp lý và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý. Bộ luật Hình sự 2015 thừa nhận vai trò của Luật sư hình sự:

  • Giúp khách hàng phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án;
  • Thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần nhằm giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo.
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015);
  • Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, giúp khách hàng loại bỏ rủi ro pháp lý;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội.

>>>Xem thêm: Công việc của luật sư nhận bào chữa vụ án hình sự

Luật sư bào chữa về tội trốn thuế theo luật

Luật sư chuyên môn sẽ hỗ trợ khách hàng công việc:

  • Tư vấn về hành vi vi phạm cấu thành Tội trốn thuế
  • Bào chữa, kêu oan hoặc hướng chuyển tội
  • Tư vấn định khung hình phạt đối với tội danh
  • Bào chữa xin giảm nhẹ mức hình phạt
  • Tham gia bào chữa trong các phiên tòa
  • Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thủ tục kêu oan

Việc bị định danh trốn thuế có thể do không đủ tài liệu, dữ kiện phân minh khiến bị can, bị cáo bị buộc tội oan. Vì vậy nhờ Luật sư bảo vệ đối với Tội trốn thuế sẽ hỗ trợ tìm kiếm thông tin, bằng chứng để chứng minh cho hành vi một cách công tâm. Nếu quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc muốn được Luật sư Hình sự tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan bào chữa tội phạm kinh tế có thể bạn quan tâm:

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 121 bài viết