Luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa tội đưa hối lộ

Luật sư bào chữa tội đưa hối l là trường hợp cần luật sư hình sự bào chữa, bảo vệ trong vụ án về hành vi hối lộ người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư chuyên môn gửi đến các vấn đề pháp lý về vai trò của Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự, thủ tục mời luật sư bào chữa cho Tội đưa hối lộ.

Bào chữa Tội đưa hối lộ

Bào chữa Tội đưa hối lộ

Tội đưa hối lộ theo quy định pháp luật

Đưa hối lộ là hành vi dùng tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Căn cứ vào Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), của hối lộ trong cấu thành tội phạm của Tội đưa hối lộ có thể là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc là lợi ích phi vật chất như hối lộ tình dục, thu xếp cho con, cháu người có chức vụ quyền hạn vào công tác trong cơ quan, đơn vị…

>>> Xem thêm: Đưa và nhận hối lộ thế nào thì bị xử lý hình sự? 

Tình tiết giảm nhẹ khi phạm Tội đưa hối lộ

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm là một trong những yếu tố mà Tòa án cần phải cân nhắc khi quyết định hình phạt.

Tình tiết giảm nhẹ là những tình tiết không có ý nghĩa về mặt định tội, định khung hình phạt mà chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hình sự trong phạm vi một khung hình phạt nhất định. Các tình tiết giảm nhẹ khi trách nhiệm hình sự được pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

>>>Xem thêm: Quy định áp dụng khi vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng

Vai trò của Luật sư bào chữa

Vai trò của luật sư bào chữa

Vai trò của luật sư bào chữa

Theo từ điển tiếng Việt, Bào chữa là hoạt động dùng lý lẽ, chứng cứ để bênh vực một việc.

Tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là: Luật sư.

Theo quy định trên, luật sư hoàn toàn có thể trở thành người bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội nếu được co quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Trong tố tụng hình sự, luật sư bào chữa có vai trò sau:

  • Giai đoạn điều tra: thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tranh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo.  Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
  • Giai đoạn truy tố: Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.
  • Phiên tòa sơ thẩm: Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.
  • Trong giai đoạn này, tiếng nói và những lập luận sắc bén của luật sư là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử căn nhắc khi định tội danh và quyết định hình phạt cho bị cáo.
  • Phiên tòa phúc thẩm: Luật sư đại diện cho thân chủ đưa ra các quan điểm và yêu cầu Tòa xem xét lại một phần hay toàn bộ bản án. Luật sư cũng có thể bổ sung thêm chứng cứ nhằm chứng minh các yêu cầu của bị cáo là có cơ sở và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.

Cơ sở pháp lý: Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Thủ tục mời Luật sư bào chữa

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 46/2019/TT-BCA ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công an, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có quyền làm đơn để nhờ người bào chữa.

Khi đó, luật sư là người được nhờ bào chữa sẽ xuất trình các giấy tờ được quy định tại điểm khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015: Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ: Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Dịch vụ luật sư bào chữa Tội đưa hối lộ

Công việc của luật sư nhận bào chữa vụ án hình sự sẽ hỗ trợ tối đa cho khách hàng thực hiện các thủ tục, quyền và nghĩa vụ của mình để đảm bảo không bị xâm phạm quyền lợi:

  • Luật sư tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập
  • Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.
  • Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.
  • Luật sư soạn thảo đơn từ, làm việc với cơ quan chức năng trong quá trình tố tụng.

>>>Xem thêm: Phí thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự cập nhật mới nhất 2024

Vai trò của luật sư bào chữa trong vụ án hình sự về Tội đưa hối lộ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp các quy định về thủ tục để mời Luật sư bào chữa. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự hoặc có những vấn đề còn thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp luật, hãy liên hệ đến Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn.

>>Bài viết liên quan tội phạm tham nhũng có thể bạn quan tâm:

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 125 bài viết