Luật Hình Sự

Hướng dẫn tố giác người khác nhận hối lộ mà không bị xử lý đưa hối lộ

Hướng dẫn tố giác người khác nhận hối lộ mà không bị xử lý đưa hối lộ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ về quy định và trình tự thủ tục tố giác người khác nhận hối lộ mà không bị xử lý đưa hối lộ thì chúng tôi sẽ phân tích cụ thể về người phạm tội hối lộ và những trường hợp được miễn trách nhiêm . Bài viết dưới đây sẽ Hướng dẫn tố giác người khác nhận hối lộ mà không bị xử lý đưa hối lộ cho các quý bạn đọc tham khảo.

Nhận hối lộ

Các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ

Chủ thể phạm tội

  • Chủ thể của tội phạm là bất cứ người nào có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, những người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
  • Ngoài ra, người phạm tội đưa hối lộ cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đưa hối lộ, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.
  • Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ hoặc là lợi ích của người thân xung quanh của người đưa hối lộ.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.

Khách thể

Khách thể của tội đưa hối lộ là những quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, qua đó làm giảm uy tín của các cơ quan, tổ chức này. Người phạm tội đã vi phạm đến sự đúng đắn của các chuẩn mực, quy trình hoạt động, trách nhiệm khi làm việc trong các cơ quan tổ chức.

Mặt khách quan

Về hành vi của tội phạm

  • Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “đưa”. Hành vi đưa của hối lộ đó có thể được thực hiện dưới bất kể hình thức nào, như là người đưa hối lộ trực tiếp đưa, đưa qua người làm môi giới, mua chuộc những người thân thích của người có chức vụ quyền hạn,…
  • Tài sản đưa hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích khác.

Về hậu quả của tội phạm

  • Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Hậu quả nghiêm trọng do hành vi đưa hối lộ là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức và những thiệt hại phi vật chất khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.

Mặt chủ quan

  • Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích là để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra nhằm đạt được mục đích, mong muốn của mình.

Hình phạt xử lý người phạm tội đưa hối lộ

Xử lý người đưa hối lộXử lý người đưa hối lộ

Về hình phạt đối với người phạm tội đưa hối lộ được pháp luật quy định rõ tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

  • Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;Lợi ích phi vật chất.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

  • Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
  • Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, trong quá trình điều tra, tùy vào mức độ phạm tội của tội phạm mà Tòa án sẽ có mức hình phạt hợp lý.

>>> Xem thêm: Đưa và nhận hối lộ thế nào thì bị xử lý hình sự

Trường hợp người đưa hối lộ không bị xử lý

Người đưa hối lộ không bị xử lýNgười đưa hối lộ không bị xử lý

Bị ép buộc đưa hối lộ

Trường hợp người đưa hối lộ trong trạng thái bị người nhận hối lộ ép buộc, tức là bị đe dọa về tinh thần, thể chất, khiến cho người đưa hối lộ miễn cưỡng, bắt buộc phải đưa hối lộ. Về ý thức họ không hề mong muốn, ban đầu cũng không có ý định về việc đưa hối lộ. Căn cứ Khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 thì xem là người đưa hối lộ không có tội và được trả lại toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.

Không bị ép đưa hối lộ

Trường hợp người đưa hối lộ chủ động, không bị ép buộc để đưa hối lộ, nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự . Căn cứ Khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội chỉ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và chỉ được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản dùng đưa hối lộ.

Vậy, nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người đưa hối lộ đã tự thú, khai rõ hành vi phạm tội, tố cáo người nhận hối lộ cho cơ quan chức năng thì sẽ được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

Trình tự, thủ tục tố giác tội nhận hối lộ

Việc tố giác, báo tin về tội phạm nhận hối lộ được giải quyết theo trình tự thủ tục như sau:

  • Trường hợp cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc thì cán bộ tiếp nhận phải lập Biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm theo mẫu số 01, ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự (sau đây viết tắt là Thông tư số 119/2021/TT-BCA), có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết). Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.
  • Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác về tội phạm bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận (lập 02 bản theo mẫu số 214 ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA), một bản kèm theo tố giác về tội phạm, một bản giao cho người gửi tố giác về tội phạm.
  • Trường hợp tiếp nhận tố giác về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:

Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;

Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;

Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;

Các thông tin khác có liên quan (nếu có);

Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việc đó;

  • Trường hợp người tố giác từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối. Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.
  • Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báo hình

Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báo nói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

Tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thư điện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dung đó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

  • Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạm được gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặc chuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, về tội phạm để tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.
  • Trường hợp người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác về tội phạm:

Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi trực tiếp đến tố giác về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo quy định đã nêu ở trên. Trong quá trình làm việc cán bộ tiếp nhận cần chú ý khai thác thông tin về nhân thân, lai lịch, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi và liên lạc mời họ nhanh chóng đến trụ sở làm việc để giám hộ. Trong trường hợp người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp không đến kịp thì mời người chứng kiến hoặc ghi âm, ghi hình có âm thanh (việc ghi âm, ghi hình được ghi rõ vào biên bản và bảo quản theo quy định). Đồng thời khi lấy lời khai cần chú ý đến thái độ, biểu hiện tâm lý của họ để kịp thời có những tác động tích cực nhằm đảm bảo hiệu quả, sau đó báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

Đối với người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác tin về tội phạm không nói, viết được ngôn ngữ tiếng Việt thì cán bộ tiếp nhận, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của mình để tiếp nhận hoặc kịp thời báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để ra phương án xử lý.

Đối với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.

Tất cả các trường hợp tiếp nhận tố giác về tội phạm, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ theo dõi tiếp nhận, phân loại nguồn tin về tội phạm (theo mẫu số 294 ban hành kèm theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA), và phải có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan không để hư hỏng thất lạc, không làm thay đổi hình thức, nội dung văn bản tố giác về tội phạm; đóng dấu đến, ghi rõ số, ngày, tháng, năm tiếp nhận và nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi. Sau khi hoàn thiện thủ tục tiếp nhận thì đơn vị tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BCA ngày 26/03/2020 được Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng công an nhân dân.

Luật sư soạn đơn tố giác nhận hối lộ

  • Tư vấn hướng dẫn soạn đơn tố giác
  • Soạn đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
  • Dịch vụ hỗ trợ soạn đơn theo yêu cầu khách hàng
  • Tư vấn các loại giấy tờ, bằng chứng, chứng cứ cần thiết cho việc tố giác
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan điều tra
  • Dịch vụ đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia tại Tòa

Trên đây là những tư vấn về quy định của pháp luật về tội đưa hối lộ. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc có các trường hợp liên quan đến việc tố cáo người nhận hối lộ mà người đưa hối lộ không bị xử lý thì hãy liên hệ với Luật sư Hình Sự hoặc qua hotline 1900636387 để được hướng dẫn quy trình làm đơn tố cáo và tư vấn chi tiết hơn. Xin cảm ơn!

4.6 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết