Luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo phạm tội hiếp dâm

Dịch vụ luật sư bào chữa tội hiếp dâm cung cấp các công việc bào chữa pháp lý cho bị can, bị cáo bị khởi tố các tội danh liên quan đến hiếp dâm. Sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa để có phương án giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bài viết này sẽ cung cấp cho Quý độc giả về cầu thành tội danh và các phương án bào chữa cho tội phạm này.

Luật sư bào chữa tội hiếp dâm

Luật sư bào chữa tội hiếp dâm

Quy định của luật hành vi bị coi là phạm tội hiếp dâm

Căn cứ Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thế tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

  • Giao cấu là hành vi xâm phạm của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ nào.
  • Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận khác trên cơ thể hay dụng cụ để xâm nhập vào
  • Lợi dụng tình trang không thể tự vệ của nạn nhân là hành vi lợi dụng người bị hại không thể chống cự được hay người bị hại đã bị hạn chế khả năng nhận thức do các chất có cồn hoặc thuốc mê hay chất kích thích.
  • Thủ đoạn khác như đánh thuốc mê hay dụ dỗ, lừa nạn nhân uống chất có cồn hoặc chất kích thích đồng thời đưa ra các hứa hẹn, kế hoạch đáp ứng yêu cầu nạn nhân vẹn toàn và dễ dàng.
  • Trái với ý muốn của nạn nhân là người bị hại không đồng ý,phó mặt không có khả năng biểu lộ ý chí đối với hành vi cố ý của người phạm tội.

>>Xem thêm: Ngủ với người tâm thần có bị khởi tố tội hiếp dâm không?

Tội hiếp dâm được quy định như thế nào?

Tội hiếp dâm được quy định như thế nào

Vai trò của Luật sư khi là người bào chữa 

Luật sư bào chữa là người có sự hiểu biết và kiến thức sâu sắc và chính xác về mặt pháp lý và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, đóng vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của bị can/ bị cáo.

Căn cứ Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần.

Lời khai sai sự thật

Lời khai sai sự thật

Định hướng của luật sư bào chữa

Chuyển sang tội danh khác

Dựa vào hồ sơ, tài liệu, chứng cứ đã thu thập Luật sư bào chữa tiến hành đánh giá xem xét hành vi của bị can bị cáo có những đặc điểm không giống như quy định của Tội hiếp dâm như đối tượng giao cấu có đầy đủ nhận thức và có thể phản kháng nhưng không phản kháng có thể được coi là hành vi chấp nhận. Từ các chứng cứ cũng như hành vi của bị can bị cáo và bị hại mà Luật sư bào chữa tìm ra phương hướng khác nhau để giải quyết và bào chữa theo hướng chuyển đổi Tội danh cho thân chủ theo đúng luật.

Giảm nhẹ mức hình phạt

Căn cứ theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định mức hình phạt theo từng hành vi và hậu quả khác:

Khung 1:

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
  • Nhiều người hiếp một người;

Nhiều người hiếp một người là trường hợp 02 người trở lên hiếp dâm 01 người. Cũng được coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau hiếp dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi hiếp dâm.

Không coi là “nhiều người hiếp một người”, nếu có từ 02 người trở lên câu kết với nhau tổ chức, giúp sức cho 01 người hiếp dâm (trường hợp này là đồng phạm).

Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Đối với 02 người trở lên;
  • Có tính chất loạn luân;
  • Có tính chất loạn luân là một trong các trường hợp sau đây:

Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;

Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;

Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;

Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;

Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.

  • Làm nạn nhân có thai;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
  • Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
  • Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Phạm tội với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi:

  • Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 141 Bộ luật Hình sự, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư căn cứ theo tình hình chứng cũng như hành vi của bị can, bị cáo và bị hại để xem xét có đủ điều kiện để có thể giảm bớt mức hình phạt xuống so với đúng định khung của mức phạt. Đồng thời tìm kiếm chứng cứ có lợi cho thân chủ nhằm dễ dàng xin khoan hồng và được giảm nhẹ mức phạt cho Tội danh hiếp dâm.

Bào chữa theo hướng kêu oan

Luật sư tìm các chứng cứ, hành vi nghi ngờ bị can, bị cáo đã bị đổ oan hoặc bị đưa vào tình huống trong lúc tinh thần không tỉnh táo không điều khiển được hành vi dẫn đến bị chỉ định tội thì Luật sư sẽ bào chữa kêu oan cho thân chủ.

Đối với những hành vi chưa cấu thành Tội hiếp dâm nên hậu quả chưa xảy ra, hay đe dọa nhưng không thành nhưng vẫn bị buộc tội Tội hiếp dâm thì Luật sư bào chữa cho thân chủ nhằm chuyển đổi Tội danh. Luật sư đồng thời hướng dẫn hồ sơ thủ tục kêu oan cho khách hàng để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.

>>> xem thêm: Các phương án bào chữa của luật sư trong một vụ án hình sự

Luật sư hình sự tư vấn và bào chữa về tội hiếp dâm

Luật sư nhận bào chữa cho bị can, bị cáo trong án hiếp dâm sẽ tiến hành:

  • Bào chữa giảm nhẹ tội danh
  • Bào chữa giảm nhẹ mức hình phạt
  • Bào chữa, kêu oan hoặc hướng chuyển tội
  • Tư vấn hành vi bị coi là hiếp dâm
  • Tư vấn định khung hình phạt đối với tội danh
  • Tham gia bào chữa trong các phiên tòa
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ thủ tục kêu oan

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự

Trong giai đoạn tranh tụng có thể xảy ra nhiều vấn đề gây khó khăn cho bị can, bị cáo nên Luật sư chúng tôi luôn đặt quyền và lợi ích của bị can bị cáo lên hàng đầu và hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình tranh tụng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc muốn được Luật sư Hình sự tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

>>Bài viết liên quan bào chữa tội danh về xâm phạm sức khỏe, danh dự nhân phẩm có thể bạn quan tâm:

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 121 bài viết