Luật Đất Đai

Cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm xử lý ra sao?

Hiện nay, lợi dụng việc đã được cấp phép xây dựng mà nhiều người đã xây dựng vượt quá phần phạm vi cho phép, lấn chiếm đất công, đất do Nhà Nước quản lý. Hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu rõ các nội dung về mức xử phạt của hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm. Dưới đây là bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tình huống cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị xử lý ra sao.

 

cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm

Cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm bị xử lý ra sao?

Có bao nhiêu vi phạm đối với hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm

Theo quy định pháp luật đất đai và Luật xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung 2020) thì hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất công sẽ bị xử lý về 02 hành vi, cụ thể:

  • Thứ nhất, bị xử lý phần đất công đã lấn chiếm.
  • Thứ hai, bị xử lý phần nhà và công trình xây dựng trên đất đã vi phạm đối với hành vi “xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.

>>Xem thêm: Hướng xử lý khi hàng xóm xây dựng làm nứt tường nhà

Hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý theo những trường hợp sau:

Đối với lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Đối với lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Đối với lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, tại khu vực nông thôn thì:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản trên và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, hành vi lấn chiếm đất của nhà nước còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như sau:

  • Một là, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm nói trên;
  • Hai là, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai và buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.

Hành vi xây nhà trên đất lấn chiếm bị xử lý như thế nào ?

 

xử lý phần nhà đã xây dựng trên đất lấn chiếm trái phép

Xử lý phần nhà đã xây dựng trên đất lấn chiếm trái phép như thế nào?

Việc xây nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Thứ hai, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
  • Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
  • Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
  • Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Trình tự xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm

Theo Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đối với hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm, khi bị cơ quan có thẩm quyền (thường là Thanh tra thuộc Sở Xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh hoặc Đội thanh tra xây dựng huyện thuộc UBND cấp huyện) phát hiện, sẽ bị xử lý như sau:

  • Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
  • Hết thời hạn này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

 

hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm

Hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm bị xử lý theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP

Trên đây là các tư vấn về việc xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được tư vấn pháp lý, xin vui lòng liên hệ đến LUẬT SƯ tư vấn luật đất đai qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

4.8 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 986 bài viết

5 thoughts on “Cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm xử lý ra sao?

  1. Avatar
    Anh says:

    Truong họp chiem đat go xay dụng trái phép. Ubnd phat hien lên lam việc vói hộ đề nghị thao dỡ.nhung họ ko thao dơ mà vân tiêp tuc xay và nói ngũng lời lẻ xúc phạm.ubnd tổ thức thao dỡ phân đang xay dụng. Khi chua lập biên ban . Cho hoi vay ubnd tô chúc thao do lien dung hay sai.

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến mục tư vấn qua mail của công ty chúng tôi. Đối vối câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép tư vấn như sau:
      Căn cứ theo Điều 86 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2012, sửa đổi 2014 quy định hành vi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này. Dựa vào khái niệm này, ta có thể rút ra đặc điểm của việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt như sau:
       Chỉ được thực hiện trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính.
       Cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 Luật này.
      Điều 73 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2012, sửa đổi 2014 quy định bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp nhận quyết định xử phạt vi phạt hành chính trong thời hạn 10 ngày. Cũng tức là khi đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt phải lập ra biên bản vi phạm hành chính và 1 bản giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
      Điều 56 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2012, sửa đổi 2014 cũng có quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, cụ thể được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Đối với trường hợp này thì cơ quan có thẩm quyền không cần phải lập biên bản.
      Trong trường hợp của bạn, UBND nơi của bạn phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là trường hợp chiếm đất do xây dựng trái phép. Đối với hành vi lấn chiếm đất này, Điều 14 Nghị Định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt tối thiểu đối với hành vi lấn chiếm đất này là từ 2.000.000 đồng trở lên và không có mức xử phạt cảnh cáo, do đó không phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 56 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2012, sửa đổi 2014 về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Do đó, đối với hành vi lấn chiếm đất, nếu muốn áp dụng biện pháp tháo dỡ công trình xây dựng thì UBND nơi của bạn phải lập biên bản vi phạm hành chính và giao cho cá nhân vi phạm trước, sau khi xem xét hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền mới được phép đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
      Vậy đối với trường hợp này, UBND đã không lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm mà đã trực tiếp tháo dỡ phần công trình đang xây dựng là không phù hợp với thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật.

  2. Avatar
    mạc văn lam says:

    Trường hợp chiếm đất xây dựng trái phép, UBND xã phát hiện, lập biên bản hiện trường yêu cầu gia đình dừng việc xây dựng trái phép, và mời gia đình lên làm việc xử lý vi phạm hành chính, gia đình chấp nhận xử lý vi phạm hành chính nhưng ko chịu tháo dỡ thì UBND cấp xã có quyền tháo dỡ hay không hay phải làm như thế nào ?

    • Avatar
      Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
      Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *