Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức là dạng tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa một bên là tổ chức và bên còn lại là cá nhân. Việc giải quyết vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn cho những cá nhân, tổ chức đang rơi vào tình huống này. Việc giải quyết tranh chấp đất đai không phụ thuộc vào chủ thể tranh chấp là đối tượng nào mà phụ thuộc vào đối tượng tranh chấp là gì. Vì vậy, đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cá nhân sẽ được giải quyết như các tranh chấp đất đai thông thường.
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức
Mục Lục
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai bên là cá nhân và tổ chức trong quan hệ đất đai. Tổ chức này có thể là các doanh nghiệp, công ty, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức khác có quyền liên quan đến đất đang tranh chấp với cá nhân.
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức có cần phải hòa giải không?
Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp đất đai giữa cá nhân ở cấp xã hay một tổ chức nào đó tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên cá nhân, tổ chức không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
- Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
- Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
- án bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Như vậy tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi thực hiện yêu cầu giải quyết hoặc khởi kiện.
>> Xem thêm: Quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai cấp cơ sở
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức được giải quyết theo trình tự,thủ tục nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức được điều chỉnh bởi Luật đất đai 2013; Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai; Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai 2013 và Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Hòa giải tranh chấp
Hòa giải tranh chấp đất
Khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức thì theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, nếu các bên không tự hòa giải được hoặc hòa giải cơ sở không thành thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Khởi kiện ra Tòa án
Căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Trừ trường hợp tranh chấp không thể tiến hành hòa giải được hoặc không được hòa giải.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Phần thứ hai Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
>> Xem thêm: Thủ tục xử lý đơn khởi kiện dân sự theo quy định pháp luật
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân tổ chức
Đội ngũ luật sư tại Chuyên tư vấn luật sẽ hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp:
- Tư vấn quy định về quyền và nghĩa vụ khi tham gia giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp đất theo quy định;
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai cấp xã;
- Tư vấn thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân, tổ chức;
- Tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
- Tư vấn các căn cứ cần có để giải quyết vụ án tranh chấp đất đai
- Đại diện theo ủy quyền khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp, liên hệ cơ quan có thẩm quyền;
- Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức
Khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức xảy ra thì bạn có thể tiến hành giải quyết theo thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn pháp luật đất đai để được tư vấn kịp thời và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.
>> Bài viết tranh chấp đất đai có thể bạn quan tâm:
Tôi nghê Mỷ chau địa chỉ cà Mau Tôi được mẹ ruột uỷ huyền. Tham gia vụ kịẹn đất tay ba. Giủa tôi và uỷ ban nhân xả và . Và 1 hộ dân nầy chiếm đất tôi ở tôi nhiều lần yều cầu địa phương giải quyết . Nhưng kg thành liên.tục .3 năm đến 1994 nhà nước chách sách thai đỗi sỗ đỏ . Đất Tôi bị đang chanh chấp chưa được cắp lại…suốt hoá trình 16 năm liền tôi kg ngừng kiện tụng khắp nơi . Do đất nầy ông nội tôi khai phá đất rừng thời pháp có đại hoạ 1927 vào sồ lục đại tháp . Cộc móc khách Tên ông -hiêjn tại đất nầy do uỷ B N D xả . Thua kiện hành vi hành chính Lấy đất toi cấp cho dân đó – phần cồn đòi lại đất đến bộ trững bộ tài nguyên chưa được giải qyết dức điển việt chanh chấp vậy đất còn chanh đại chính xả xác nhận và cấp xong .. dị có vi phạm pháp luật kg tôi phải làm thế nào để đòi được đất ??? Chân thành biết ơn
tôi có giải quyết tranh chấp đất đai cần thực hiện các bước như nào với nội dung trên.
1. năm 1994 cá nhân gia đình cho xã xây trường học trên phần đất của gia đình, UBND xã đã viết giấy giao đất trong nội dung có viết khi nào nhà trường (tập thể) không sử dụng thì giao lại cho gia đình sử dụng, đến năm 1999 nhà trường đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2015 nhà trường không sử dụng, nay gia đình có làm đơn đòi lại phần đất đó, cần giải quyết như nào
2. Hai gia đình có tranh chấp đất đồi với diện tịch 400m3, không có hộ nào có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vậy cần giải quyết như nào căn cứ văn bản nào./. Chân thành cám ơn
Chào bạn,
chúng tôi cần bạn cung cấp thêm thông về tranh chấp trên, chúng tôi kiến nghị bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được luật sư tư vấn cụ thể chi tiết hơn.
Trân trọng!