Luật Đất Đai

Các căn cứ cần có để giải quyết vụ án tranh chấp đất đai

Các căn cứ cần có để giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là những cơ sở để xem xét giải quyết vụ án một cách triệt để. Các căn cứ này được phản ánh qua những hồ sơ, giấy tờ liên quan nêu lên sự thật khách quan của vụ việc nhằm làm sáng tỏ vụ án, đảm bảo sự đúng đắn của sự việc và công bằng trong xét xử. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc biết được những căn cứ chính xác cần phải nộp lên Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi có tranh chấp xảy ra.

các căn cứ cần có để giải quyết tranh chấp đất đai
Các căn cứ cần có để giải quyết tranh chấp đất đai

>>> Xem thêm: Tài liệu, chứng cứ chứng minh về nguồn gốc đất khi giải quyết tranh chấp

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Nguồn gốc tạo lập

Để chứng minh về nguồn gốc tạo lập đối với đất đai, cần có những tài liệu, chứng cứ chứng minh như sau:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước qua các thời kỳ.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993.
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng.
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại (điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT) như: bằng khoán điền thổ, văn tự đoạn mãi bất động sản có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ, bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận,…

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 15/10/1993 như sau:

  • Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư
  • Giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông, lâm trường để làm nhà ở
  • Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980
  • Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 bao gồm: biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã; bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp; đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây  dựng, sửa chữa nhà ở, công trình
  • Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà.
  • Giấy tờ tạm giao đất của UBND các cấp.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất không có sổ

Quá trình sử dụng đất và Hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ về quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng để chứng minh đất được sử dụng ổn định lâu dài cần có đủ các căn cứ được quy định tại (điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Các giấy tờ chứng minh đất ở ổn định như sau:

  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuê nhà đất
  • Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất
  • Quyết định hoặc bản án của TAND đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất
  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành, biên bản hòa giải tranh chấp đất
  • Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền
  • Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn; chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, giờ tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký
  • Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quản lý, sử dụng đất
  • Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
  • Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ
  • Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.
  • Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, thẩm định giá tài sản
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất.

Trong trường hợp người sử dụng đất không còn lưu lại các giấy tờ về đất thì có quyền yêu cầu cơ quan đang lưu giữ hồ sơ, tài liệu địa chính như Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường các cấp để xin trích lục hồ sơ chứng minh về quyền sử dụng đất của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Hoặc nếu không tự mình thu thập được có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền đang thụ lý vụ án tiến hành thu thập chứng cứ kèm theo lý do cụ thể để có thể giải quyết được vụ án.

căn cứ về quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dựng đất
Căn cứ về quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất

>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách xác định quá trình sử dụng đất khi giải quyết vụ án tranh chấp đất

Vai trò của luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Khi có luật sư cố vấn, trực tiếp giúp khách hàng trong giải quyết tranh chấp đất đai khách hàng được những lời gì?

  • Được hướng dẫn cách soạn thảo đơn từ, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ;
  • Luật sư thực hiện phần lớn các công việc thay cho khách hàng.
  • Khách hàng được luật sư giải thích kỹ càng các quy định của luật tố tụng dân sự; luật dân sự và các quy định liên quan;
  • Tiết kiệm thời gian do hồ sơ hợp lệ ngay từ đầu. Khách hàng không tốn quá nhiều công sức tìm kiếm quy định pháp luật nhờ có luật sư tư vấn.
  • Giảm thiểu rủi ro do bị trả lại hồ sơ hoặc vụ án bị tạm đình chỉ quá lâu.
  • Có thể khiếu nại, tố cáo nếu phát hiện cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có dấu hiệu vi phạm.
  • Các lợi ích khác.

Giúp khách hàng thực hiện các công việc

Khi quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, người dân cần có một người am hiểu pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho chính mình. Công việc của luật sư trong giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, chủ yếu gồm các công việc sau

  • Cung cấp biểu mẫu, mẫu đơn cho khách hàng;
  • Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp;
  • Thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa;
  • Soạn thảo đơn từ, nộp đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, v.v;
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa;
  • Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm thủ tục tố tụng đến Viện kiểm sát có thẩm quyền;
  • Tiến hành yêu cầu thi hành án;
  • Các công việc khác;

Tùy vào mức độ phức tạp của vụ án mà nội dung công việc của luật sư cũng có sự khác nhau. Trong một số trường hợp, vụ án được phụ trách bởi nhiều cộng sự và chuyên gia, nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa.

Chi phí thuê luật sư

Trong vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai, chi phí thuê luật sư sẽ bao gồm các chi phí sau:

  • Phí dịch vụ tư vấn theo giờ/theo vụ việc
  • Phí hành chính: bao gồm các khoản tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án, phí thẩm định giá, phí thi hành án, v.v.
  • Phí đi lại, lưu trú cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc , cụ thể  là phí cho các phương tiện đi lại và ăn nghỉ mức trung bình ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn đến làm việc.
  • Thuế: Theo thông lệ chung các báo giá dịch vụ đều không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền thuế này bằng 10% giá trị hợp đồng.
  • Chi phí sẽ tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại hợp đồng “dịch vụ” pháp lý ký kết giữa hai bên. 
Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai
Luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai

Ngoài ra, chi phí thuê Luật sư còn được tính trên các căn cứ sau:

  • Mức độ phức tạp của công việc;
  • Thời gian của luật sư bỏ ra để thực hiện công việc
  • Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng luật sư.
  • Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.

Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc, đặc thù công việc và yêu cầu của khách hàng thì luật sư thỏa thuận với khách hàng áp dụng cách tính thù lao sau:

  • Thù lao tính theo giờ làm việc;
  • Thù lao trọn gói theo vụ việc.

>>>> Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã trình bày về các căn cứ co bản cần có để giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp Quý bạn đọc đang có vướng mắc về việc tìm luật sư tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

4.8 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 1,004 bài viết