Luật Đất Đai

Hướng dẫn soạn đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Soạn đơn đơn khiếu nại quyết định giải quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là bước đầu tiên cần thực hiện khi thực hiện quyền khiếu nại. Vậy, làm thế nào để soạn được đơn khiếu nại hợp lệ, ai là người giải quyết? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn cho độc giả.

soan don khieu nai quyet dinh giai quyet tranh chap dat dai
Tùy thuộc vào tính tiết của vụ việc mà thẩm quyền giải quyết cũng khác nhau

>>> Xem thêm: Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự 

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 7 Luật khiếu nại 2011, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư

  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện.
  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Tranh chấp có ít nhất một trong các bên là cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
trinh tu khieu nai quyet dinh giai quyet tranh chap dat dai
Đảm bảo đơn khởi kiện đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức và nội dung

Làm đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 8 Luật khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại phải làm đơn khởi kiện thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:

  1. Ngày, tháng, năm khiếu nại.
  2. Tên, địa chỉ của người khiếu nại.
  3. Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành quyết định giải quyết tranh chấp bị khiếu nại.
  4. Đối tượng bị khiếu nại, có thể là là một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết tranh chấp.
  5. Giải trình ngắn gọn nội dung khiếu nại, trọng tâm là lý giải sai phạm của đối tượng bị khiếu nại như:
  6. Sai phạm mắc phải thuộc về hình thức hay nội dung?
  7. Về hình thức thì quyết định này có được ban hành đúng trình tự, thủ tục và đúng thẩm quyền hay không?
  8. Có sai sót trong việc viện dẫn và áp dụng quy định pháp luật liên quan tới giải quyết tranh chấp hay không?
  9. Về nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đã xác định đúng những tình tiết khách quan của vụ việc như nguồn gốc tạo lập, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng diện tích đất tranh chấp hay chưa?
  10. Hệ quả do sai phạm gây ra tác động đến người khởi kiện như thế nào?
  11. Tài liệu liên quan đến khiếu nại như quyết định giải quyết tranh chấp, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất…
  12. Yêu cầu chỉnh sửa hoặc hủy bỏ phần quyết định có sai phạm.

Trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết

  • Quyết định giải quyết tranh chấp bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
  • Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
  • Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
  • Thời hiệu khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
  • Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Có thông báo bằng văn bản đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
  • Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
trinh tu giai quyet khieu nai quyet dinh giai quyet tranh chap dat dai
Vụ việc khiếu nại được giải quyết theo trình tự ra sao?

Thủ tục giải quyết khiếu nại

  1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại hợp lệ, người giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và gửi thông báo cho người khiếu nại.
  2. Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại kiểm tra lại quyết định giải quyết tranh chấp đã ban hành, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay.
  3. Nếu chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị đường lối giải quyết.
  4. Nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại. Việc đối thoại được lập thành biên bản và được sử dụng làm căn cứ để giải quyết khiếu nại.
  5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
  6. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại người khiếu nại có thể khiếu nại lần hai hoặc tiến hành khởi kiện tại Tòa án.
  7. Nếu vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai người khiếu nại có thể khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ: Mục 2, Chương 3 Luật Khiếu nại 2011

Trên đây là nội dung tư vấn về cách viết đơn khiếu nại. Nếu quý bạn đọc cần giúp đỡ trong quá trình khiếu nại tranh chấp đất đai tại cơ quan Nhà nước xin vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư của tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn./.

4.8 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 1,005 bài viết