Giải quyết tranh chấp lối đi chung được thực hiện tương tự như giải quyết tranh chấp về đất đai. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Tuy nhiên, rất dễ phát sinh tranh chấp lối đi chung trong trường hợp này.
Mục Lục
Quyền về lối đi chung được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015:
- Thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
- Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên
- Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung
Hòa giải cấp cơ sở
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp lối đi chung theo hướng tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.
- Kết quả hòa giải khi giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản.
Giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Để thực hiện khởi kiện tranh chấp lối đi chung tại tòa án thì đương sự phải thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp xã trước khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án.
Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nơi có lối đi chung xảy ra tranh chấp có thẩm quyền giải quyết.
Cá nhân, tổ chức có tranh chấp lối đi chung mà hòa giải tại cấp xã không thành thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền:
- Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
- Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành.
- Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định.
- Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
>> Xem thêm: Thủ tục xử lý đơn khởi kiện dân sự theo quy định pháp luật
Quy trình công nhận một con đường trên bản đồ địa chính
Trên thực tế, tranh chấp về lối đi chung cũng thường hay xảy ra khi lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ hoặc không thể hiện lối đi chung trên sổ đỏ cũng như được lưu tại bản đồ địa chính.
Xảy ra tranh chấp khi một bên cho rằng mình có quyền sở hữu lối đi đó nhưng tại sao lại cấp giấy chứng nhận lại thể hiện là lối đi chung.
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc quy trình công nhận một con đường trên bản đồ địa chính để cơ sở làm sáng tỏ vấn đề này.
Theo quy định tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 thì con đường được thể hiện trên bản đồ hành chính gồm:
- Đường bộ (kể cả đường trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng)
- Các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu.
Và tại điểm 1.6, 1.7 khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
- Nhà ở và công trình xây dựng khác chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời.
- Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.
-
Theo tiêu chuẩn xây dựng VN 1- năm 2007 (Phân loại đường phố trong đô thị) thì đường nội bộ là đường giao thông trong phạm vi phường, khu ở, khu công nghiệp, khu chung cư, khu công trình công cộng hay thương mại…
-
Tại điểm 6.2 Mục I Phụ lục số 1 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định “…Đường có độ rộng tại thực địa từ 0,5 m trở lên trên bản đồ phải vẽ bằng 2 nét (vẽ theo tỷ lệ). Nếu đường nằm trong thửa đất lớn và thuộc phạm vi khuôn viên của thửa đất đó (ví dụ: đường nội bộ trong khuôn viên khu triển lãm, khu công viên…) vẽ bằng nét đứt và chỉ vẽ phần mặt đường…”.
Như vậy, đường nội bộ rộng từ 0.5m được vẽ trên bản đồ bằng nét đứt.
Theo Luật Đất đai năm 2013, đường nội bộ là hệ thống hạ tầng kỹ thuật được sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc diện nhà nước quản lý hoặc đã giao cho Chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
Đường nội bộ không thuộc quyền sở hữu quyền sử dụng đất riêng của bất kỳ ai. Việc quản lý và sử dụng được thực hiện theo các chủ trương và văn bản của cơ quan nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác.
Như vậy, một con đường muốn thể hiện trên bản đồ địa chính thì phải thỏa mãn những điều kiện trên.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung
Luật sư tại Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
- Xác định loại tranh chấp đất;
- Xác định quyền của các bên trong tranh chấp lối đi chung;
- Tư vấn soạn đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung;
- Tư vấn quy trình thụ lý đơn khởi kiện, trả đơn;
- Tư vấn quy trình giải quyết vụ án tranh chấp lối đi chung
Tranh chấp lối đi chung có thể được giải quyết theo thủ tục tự hòa giải, hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã và sau đó khởi kiện ra Tòa. Các đương sự cần cung cấp tài liệu chứng cứ liên quan để chứng minh các yêu cầu của mình trong quá trình giải quyết vụ án. Những tài liệu, chứng cứ được thu thập là cơ sở để Tòa án xem xét giải quyết tranh chấp. Hãy liên hệ luật sư đất đai qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.
Có thể bạn quan tâm:
Thưa luật sư! Xin giúp tôi tư vấn vấn đề như sau: tôi có một căn nhà cấp 4 rộng khoảng 50m2, có 1 lối đi phía trước nhà khoảng 1.5m nhỏ hẹp không thuận tiện cho việc đi lại, phía sau lưng nhà tôi trước đây là 1 miếng đất lớn thuộc 1 chủ sở hữu nay đã bán lại cho người khác và người đó đã phân miếng đất đó ra làm nhiều lô đất bán lại cho nhiều người và có mở một con đường đi chung cho những lô đất đó ngay sát sau lưng nhà tôi. Nay tôi muốn bít cửa chính hiện tại của nhà tôi và trổ cửa chính ra con đường đi ngay sau lưng nhà tôi có được không? Và nếu được thì tôi phải liên hệ với những ai và làm như thế nào để có thể làm được việc đó. Xin nhờ luậy sư tư vấn giúp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn Thái Nguyên Minh Phương, về đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau
Quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó:
• Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
• Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
• Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
• Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.
Như vậy, nếu bạn ở phía trong (bị bao bọc) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường thì có quyền yêu cầu các nhà ở phía ngoài dành cho mình một lối đi trên phần đất của họ. Nếu thửa đất của bạn không phải hình thành từ một thửa đất chung với thửa đất phía ngoài thì phải đền bù. Trường hợp bạn thỏa thuận được thì không phải đền bù.
Bạn có thể xác lập quyền sử dụng về lối đi qua thông qua việc ký kết biên bản thỏa thuận giữa các bên hoặc có thể yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0908 748 368.
Trân trọng cảm ơn.