Đất trên sổ đỏ nhỏ hơn đất trên thực tế diễn ra khá phổ biến hiện nay. Diện tích có sự khác nhau giữa diện tích thực tế và diện tích được ghi trên giấy chứng nhận sẽ gây ra nhiều bất lợi không mong muốn. Nên giải quyết như thế nào để bảo vệ được quyền lợi của mình. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để biết được cách giải quyết khi có trường hợp này xảy ra.
Mục Lục
Tầm quan trọng của diện tích trên sổ đỏ
Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Tầm quan trọng của nó có thể được thể hiện như sau:
- Một trong những căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một chủ thể. “Diện tích” trên sổ đỏ là diện tích mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Là cơ sở để cơ quan chức năng thay mặt nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến đất đai
- Căn cứ để thực hiện các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê,… các quyền khác của người sử dụng đất…
Những lợi ích khi diện tích thực tế lớn hơn diện tích trên sổ đỏ.
Căn cứ vào quy định hiện hành thì diện tích đất trên sổ đỏ nhỏ hơn diện tích đất trên thực tế thì người sử dụng đất có những lợi ích sau:
- Đóng tiền ít hơn trong quá trình sử dụng đất.
Những bất lợi khi diện tích trên sổ đỏ nhỏ hơn thực tế
Những bất lợi bao gồm:
- Phần diện tích bị dư ra trên THỰC TẾ không được cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ
- Là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp trong việc chuyển nhượng
Dựa vào phân tích trên có thể thấy có nhiều bất lợi hơn là lợi ích khi việc có sự sai sót diện tích giữa thực tế và sổ đỏ.
Do đó việc người sử dụng đất cần làm là yêu cầu đính chính, điều chỉnh diện tích sổ hay cập nhật lại diện tích trong sổ đỏ để có sự thống nhất giữa hai bên.
Cách xử lý khi có sự khác biệt giữa diện tích trên sổ đỏ và diện tích thực tế
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì khi diện tích thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất có thể yêu cầu cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP
4.1. Hồ sơ:
Căn cứ Khoản 1 Điều 10, Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ yêu cầu cấp đổi sổ đỏ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi Sổ đỏ theo Mẫu số 10/ĐK;
- Bản gốc Sổ đỏ đã cấp;
4.2 Trình tự thực hiện
Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chủ đề trên. Mọi thắc mắc và khó khăn vui lòng liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.
Có thể bạn quan tâm: