Luật Đất Đai

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đất?

Hiện nay, việc tặng cho hay để lại thừa kế nhà cửa, đất đai cho những người chưa thành niên đang diễn ra rất nhiều. Như vậy bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đất? Dù đây là hành vi được pháp luật cho phép, nhưng việc đứng tên sổ đất còn cần đáp ứng các quy định pháp luật nào ? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này.

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đất
Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đất?

Trường hợp nào được cấp sổ đất

Căn cứ vào quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp sổ đất đối với các trường hợp sau:

  1. Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
  2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
  3. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  4. Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  5. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  6. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  7. Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  8. Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  9. Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  10. Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

>>Xem thêm: Thủ tục để cả 2 vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ

Pháp luật quy định về độ tuổi đứng tên trên sổ đất như thế nào?

Theo như quy định trên tại Điều 99 và toàn bộ Mục 2 Chương 7 Luật đất đai 2013 hiện hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có Điều luật nào quy định người sử dụng đất bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đất.

Quy định về độ tuổi dứng tên trên sổ đất
Quy định về độ tuổi nào có quyền đứng tên trên sổ đất

Còn theo Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 20, Điều 21 có quy định về độ tuổi để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó:

Thứ nhất, Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

Thứ hai, Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa thành niên được xác định như sau:

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  • Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Căn cứ theo quy định trên tại Luật đất đai 2013 cũng như tại Bộ luật dân sự thì có thể thấy quyền đứng tên trên sổ đất không phân biệt độ tuổi. Bất kể bạn bao nhiêu tuổi thì cũng có quyền đứng tên trên sổ đất. Chỉ cần đáp ứng các điều kiện được cấp sổ đất theo luật định.

Quyền xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất theo độ tuổi như thế nào?

Mức độ tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến sổ đất tùy theo độ tuổi mà có sự khác nhau. Cụ thể:

Một là, đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thì đương nhiên có quyền đứng tên trên sổ đất và tự mình xác lập các giao dịch liên quan.

Hai là, đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì khi muốn xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất đó thì phải có sự đồng ý của người đại diện.

Ba là, đối với người dưới 6 tuổi thì việc này do người đại diện trực tiếp thực hiện, do nhận thức của người dưới tuổi còn hạn chế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp luật về đất đai liên quan đến vấn đề “Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên trên sổ đất?”. Nếu quý khách còn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 960 bài viết

2 thoughts on “Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên sổ đất?

  1. Avatar
    Phương says:

    Cho sin hoi. Toi va chong trước khi lay nhau chồng toi co tài sản là 3met dat den khi cưới về một thời gian vo chồng tôi co bán 3met dat di de mua thêm la 6m . Trên giấy tờ vo chong toi dung ten bo tiền ra mua. Gio chồng tôi dã mất mẹ chồng tu y sang ten dat cua mình .boi toi mua day giấy tờ chao tay .theo luật sư toi phải lam nhu the nao a

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *