BIỂU MẪU

Mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án được dùng để yêu cầu thay đổi thẩm phán khi có căn cứ cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong quá trình giải quyết vụ án. Để biết thêm thông tin pháp lý liên quan đến việc thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án cũng như mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán, Chuyên tư vấn luật sẽ thông tin cụ thể đến quý bạn đọc thông qua bài viết dưới đây.

Thay đổi Thẩm phán giải quyết vụ án

Thay đổi Thẩm phán giải quyết vụ án

Các trường hợp thẩm phán phải từ chối hoặc bị thay đổi

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm phán phải đảm bảo được sự vô tư, khách quan khi giải quyết giải quyết vụ án. Để đảm bảo nguyên tắc này, pháp luật tố tụng hiện hành đã quy định về các trường hợp thẩm phán phải từ chối hoặc bị thay đổi trong một số trường hợp nhất định.

Trong tố tụng dân sự

Căn cứ theo Điều 52, Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc trong những trường hợp sau:

  • Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
  • Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó;
  • Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng;
  • Thẩm phán đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
  • Thẩm phán đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Như vậy, trong hoạt động tố tụng dân sự, khi thẩm phán giải quyết vụ án thuộc một trong các trường hợp nêu trên phải từ chối giải quyết vụ án hoặc bị các chủ thể có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền thay đổi.

>>> Xem thêm: Khi nào được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự

Trong tố tụng hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Luật Tố tụng Hành chính 2015, Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc trong những trường hợp sau:

  • Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
  • Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
  • Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện;
  • Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;
  • Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện;
  • Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện;
  • Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện;
  • Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện;
  • Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng;
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Do đó, trong hoạt động tố tụng hành chính, khi thẩm phán giải quyết vụ án thuộc một trong các trường hợp nêu trên phải từ chối giải quyết vụ án hoặc bị các chủ thể có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền thay đổi.

Trong tố tụng hình sự

Căn cứ Điều 49, Điều 53 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc trong những trường hợp sau:

  • Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
  • Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
  • Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
  • Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Do đó, trong hoạt động tố tụng hình sự, khi thẩm phán giải quyết vụ án thuộc một trong các trường hợp nêu trên phải từ chối tiến hành tố tụng mà Thẩm phán không tự mình từ chối tiến hành tố tụng thì các chủ thể có quyền đề nghị thay đổi.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do người tiến hành tố tụng tự mình từ chối tiến hành tố tụng hoặc có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đây là một trong quy định quan trọng nhằm đảm bảo tính khách quan, tránh các trường hợp không vô tư, khách quan trong hoạt động xét xử.

Thẩm phán từ chối giải quyết vụ án

Thẩm phán từ chối giải quyết vụ án

Chủ thể có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Khi phát hiện Thẩm phán giải quyết vụ án thuộc các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì một số chủ thể có liên quan sẽ có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án. Các chủ thể có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án được quy định như sau:

Trong tố tụng dân sự

Căn cứ quy định tại  khoản 14 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong tố tụng dân sự, chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án khi thẩm phán thuộc trường hợp luật định phải từ chối hoặc bị thay đổi là đương sự, bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án.

Như vậy, trong tố tụng dân sự, chủ thể có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án là các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trong tố tụng hành chính

Căn cứ quy định tại khoản 14 Điều 55 Luật Tố tụng Hành chính 2015, chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án khi thẩm phán thuộc trường hợp luật định phải từ chối hoặc bị thay đổi là đương sự gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ngoài ra, pháp luật tố tụng hành chính còn quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự của có quyền thay mặt đương sự đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng tại khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng Hành chính 2015.

Như vậy, trong tố tụng hành chính, chủ thể có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án là các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

>>> Xem thêm: Thủ tục thay đổi thẩm phán trong vụ án hành chính

Trong tố tụng hình sự

Căn cứ Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, chủ thể trong tố tụng hình sự có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án khi thẩm phán thuộc trường hợp luật định phải từ chối hoặc bị thay đổi bao gồm:

  • Kiểm sát viên.
  • Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
  • Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

Như vậy, khi thẩm phán giải quyết vụ án thuộc một trong các trường hợp luật định phải từ chối mà Thẩm phán không tự mình từ chối thì các chủ thể có quyền đề nghị thay đổi. Trong các thủ tục tố tụng khác nhau thì chủ thể có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán có sự khác nhau.

>>> Xem thêm:  Thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự

Mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Chủ thể có quyền đề nghị thay đổi thẩm phán theo quy định của pháp luật, có quyền làm đơn đề nghị thay đổi khi có căn cứ cho rằng họ không công bằng, vô tư khi giải quyết vụ án.

Tuỳ vào thủ tục tố tụng mà nội dung đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án khác nhau. Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án dưới đây:

>>> Tải mẫu: Mẫu đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Luật sư hỗ trợ, tư vấn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Với đội ngũ luật sư đầy tận tụy, nhiều kinh nghiệm, Luật sư sẽ cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án với nội dung sau:

  • Tư vấn các trường hợp đề nghị thay đổi thẩm phán; quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán
  • Tư vấn trình tự, thủ tục đề nghị thay đổi thẩm phán
  • Tư vấn về làm đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án, các đơn từ, tài liệu khác có liên quan;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện việc đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án;
  • Tư vấn, thực hiện thủ tục khiếu nại khi phát hiện có sai phạm trong quá trình giải quyết đơn;
  • Tư vấn và thực hiện các công việc khác có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án theo yêu cầu của khách hàng.

Tư vấn đề nghị thay đổi thẩm phán

Tư vấn đề nghị thay đổi thẩm phán

Trong các trường hợp luật định, các chủ thể có quyền nộp đơn đề nghị đề nghị thay đổi thẩm phán đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết đơn. Mẫu đơn đề nghị phải xác định rõ đối tượng bị đề nghị thay đổi, thẩm quyền và lý do yêu cầu. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn về những vấn đề liên quan thì hãy liên hệ luật sư tư vấn qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn và hướng dẫn một cách chi tiết và hiệu quả nhất.

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 121 bài viết