Mẫu biên bản giao nhận chứng cứ trong tố tụng dân sự là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành giao nhận chứng cứ của các đương sự trong vụ án dân sự. Trong tố tụng dân sự, đương sự có quyền giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Khi giao nộp sẽ lập biên bản giao nhận để ghi nhận thời gian và loại chứng cứ cụ thể và thông tin đương sự giao nộp chứng cứ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẫu biên bản giao nhận này.
Biên bản giao nhận chứng cứ trong tố tụng dân sự
Mục Lục
Quy định về biên bản giao nhận chứng cứ
Khái niệm về giao nhận chứng cứ
Dựa trên Điều 6 và Điều 7 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì có thể xác định như sau:
- Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
- Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó.
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
Do vậy giao nộp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức trong việc đưa lại cho tòa án, viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự. Việc giao nộp chứng cứ có thể tiến hành ngay cả khi khởi kiện và trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự
Quyền thu thập, giao nhận chứng cứ trong tố tụng dân sự
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
- Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.
- Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
- Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Tòa án có thể ra quyết định ủy thác cho Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Điều này, nhằm mục đích lấy lời khai của đương sự người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
Ngoài ra, trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn
Cơ sở pháp lý: Điều 105 và Điều 106 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Nguyên tắc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự
Biên bản giao nhận chứng cứ
Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
Qua đó, biên bản giao nhận chứng cứ của người bào chữa được hiểu là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành giao nhận chứng cứ của người bào chữa.
Căn cứ pháp lý: Điều 96 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Mục đích lập biên bản giao nhận chứng cứ
Mục đích của việc lập biên bản giao nhận chứng cứ nhằm để xác nhận việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà người bào chữa có được có liên quan đến vụ án gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm thêm thông tin trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Mẫu biên bản giao nhận chứng cứ của người bào chữa mới nhất
Mẫu biên bản giao nhận chứng cứ của người bào chữa mới nhất.
Theo mẫu số 01-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/11/2017 của Hội đồng Thẩm phán của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.
>> Tải mẫu: Biên bản giao nhận tài liệu, chứng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN
GIAO NHẬN TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
Hồi ………. giờ ………. ngày……… tháng ……… năm ………………. tại
Người giao nộp tài liệu, chứng cứ:………………………………………………………
Là:…………………….. trong vụ án về…………………………………………………
Người nhận tài liệu, chứng cứ:…………………………………………………………..
Đã tiến hành việc giao nhận tài liệu chứng cứ sau đây:
Việc giao, nhận kết thúc hồi……………..giờ………………… ngày……….. tháng ………. năm
Biên bản này lập thành hai bản, một bản giao cho người giao, một bản đưa vào hồ sơ vụ án/vụ việc.
NGƯỜI GIAO | NGƯỜI NHẬN |
Hướng dẫn soạn thảo biên bản giao nhận chứng cứ
Biên bản giao nhận được ghi cụ thể như sau:
- Đầu tiên, ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công tác của người giao nộp tài liệu, chứng cứ.
- Nếu là đương sự thì ghi tư cách đương sự của người giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án; nếu là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ thì ghi “là người được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ” hoặc “là người đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ”.
- Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang giải quyết.
- Diều quan trọng trong biên bản giao nhận chứng cứ là phải ghi rõ tài liệu, chứng cứ , đồ đã giao.
- Sau khi đã cung cấp tài liệu, chứng cứ giao nộp thì người giao và người nhận đều ký và ghi rõ họ tên.
Luật sư tư vấn thủ tục giao nhận chứng cứ
Luật sư tư vấn thủ tục giao nhận chứng cứ
Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn dân sự và hướng dẫn thực hiện các văn bản, biểu mẫu trong hoạt động tố tụng sẽ thực hiện công việc:
- Tư vấn về thủ tục giao nhận tài liệu, chứng cứ.
- Tư vấn các vấn đề liên quan chứng cứ và giá trị pháp lý của chứng cứ.
- Tư vấn các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Tư vấn thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ do mình thu thập được thì thư ký Tòa án sẽ ghi nhận sự việc này bằng biên bản giao nộp. Biên bản này theo quy định phải thực hiện theo mẫu của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan hoặc cần được tư vấn luật dân sự, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
>> Bài viết liên quan về chứng cứ trong tố tụng dân sự có thể bạn quan tâm: