Luật Dân sự

Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?

Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không? Trong tố tụng dân sự, đương sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy việc giao nộp tài liệu chứng cứ rất quan trọng trong vụ án dân sự. Trong bài viết này Chuyên Tư Vấn Luật sẽ trình bày về việc Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?

Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?

>>> Xem thêm:  Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

Quyền xem xét giá trị tài liệu chứng cứ của tòa án

Sau khi vụ án đã được thụ lý và được Chánh án phân công giải quyết vụ án, Thẩm phán tiến hành lập hồ sơ vụ án có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Thông báo về việc thụ lý vụ án;
  • Yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án;

Thực hiện một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

  • Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
  • Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;trưng cầu giám định;
  • Định giá tài sản;
  • Xem xét, thẩm định tại chỗ;
  • Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
  • Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
  • Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy toà án có quyền tiến hành xem xét thẩm định tài liệu chứng cứ trước, trong phiên tiếp cận công khai chứng cứ. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.

 Quyền xem xét giá trị tài liệu chứng cứ của Hội đồng xét xử

Theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

  • Trong quá trình xét xử Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiên tòa.
  • Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với đương sự đến xem xét tại chỗ vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được.

Ngay Phiên xử không chỉ là quá trình xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, ý kiến, mà đương sự người tham gia tố tụng khác đã trình bày mà nó còn là quá trình xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ được cung cấp tại phiên tòa và những ý kiến mà đương sự, người tham gia tố tụng khác bổ sung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và làm rõ các tính tiết khách quan của vụ án.

Đương sự nên nộp tài liệu chứng cứ vào thời điểm nào?

Tại phiên sơ thẩm

Trong thủ tục sơ thẩm, theo khoản 4 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.

Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

 Tại phiên phúc thẩm

Trong thủ tục phúc thẩm, theo khoản 1 Điều 287 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm:

  • Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng;
  • Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
Đương sự nên giao nộp chứng cứ vào thời điểm nào

>>> Xem thêm: Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự

Dịch vụ luật sư tranh tụng tại tòa án

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự

Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được hỗ trợ LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn. 

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết