BIỂU MẪU

Mẫu đơn tố cáo hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung?

Mẫu đơn tố cáo hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung văn bản đề cập đến tình trạng khi một nhóm người, thường là hàng xóm, thường xuyên tụ tập để tiêu thụ rượu bia và thực phẩm, gây ồn ào, hỗn loạn, và làm ảnh hưởng đến sự yên bình và trật tự trong khu dân cư. Hành vi này có thể là việc tạo ra tiếng ồn quấy rối, rắc rối giao thông, và có thể gây phiền hà cho những người sống xung quanh. Dưới đây là một số thông tin về nội dung nêu trên:

Hành vi ăn nhậu gây mất trật tự

Hành vi ăn nhậu gây mất trật tự

Tố cáo là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2014 quy định, theo đó:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Như vậy, tố cáo là việc báo cáo hoặc thông báo về hành vi vi phạm, tội ác, hoặc tình trạng không chấp nhận được tới cơ quan chức năng để xử lý. Hành động này thường nhằm mục tiêu giữ vững công bằng, bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn trong xã hội.

>>> Xem thêm: Quy trình giải quyết tố cáo mới nhất năm 2024

Hành vi gây mất trật tự chung khi tụ tập ăn nhậu được xử lý như thế nào

Khi một cá nhân hoặc nhóm tổ chức có hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung có thể bị xử lý thông qua xử phạt hành chính, buộc thôi hoạt động, hoặc thậm chí là xử lý hình sự, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quy định của pháp luật.

Hình thức xử phạt

Cá nhân, tổ chức nào có hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung đề phải chịu các hình thức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền: Cơ quan chức năng có thể quyết định áp dụng mức phạt tiền tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của hành vi gây rối.
  • Buộc thôi hoạt động: Cơ quan chức năng có thể ra quyết định buộc thôi hoạt động khi đánh giá rằng nó đang tác động tiêu cực đến trật tự chung.
  • Xử lý hình sự: Trong trường hợp nghiêm trọng, hành vi gây rối có thể bị xem xét về mặt hình sự và bị xử lý theo quy định của Bộ Luật Hình sự.
  • Cảnh báo và giáo dục: Một biện pháp khác có thể là cảnh báo và giáo dục cộng đồng về hậu quả của hành vi gây rối để ngăn chặn tái diễn.

Như vậy, hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi gây mất trật tự chung khi tụ tập ăn nhậu sẽ được xử lý thông qua 2 hình thứ là cảnh cáo hoặc phạt hành chính và hình thức thứ 2 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt

Căn cứ khoản 2 Điều 7 của Nghị định 144/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, theo đó:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
  • Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
  • Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
  • Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
  • Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
  • Đốt và thả “đèn trời”;
  • Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
  • Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
  • Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
  • Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, đối với hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự công cộng bị xử lý theo xử phạt hành chính thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng

Đối với hành vi gây rối trật tự công công mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì được căn cứ theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, đối với hành vi tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự công cộng mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài phạt cảnh cáo ra, thì cá nhân tổ chức có hành vi này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

>>>Xem thêm: Tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào

Mẫu đơn tố cáo hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung

Đơn tố cáo là một văn bản chính thức mà một cá nhân hoặc tổ chức viết để báo cáo về một hành vi vi phạm, tội ác, hoặc tình trạng không chấp nhận được tới cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền để xử lý. Đơn tố cáo thường chứa đựng thông tin chi tiết về vi phạm cụ thể, bao gồm cả thời điểm, địa điểm, và mô tả sự việc. Mục tiêu của đơn tố cáo là thông báo và yêu cầu cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền xử lý vấn đề, đồng thời bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn trong cộng đồng.

Dưới đây là mẫu đơn tố cáo trong trường hợp hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung:

>>>Xem thêm: Mẫu đơn Tố cáo hàng xóm tụ tập ăn nhậu gây mất trật tự chung

Mẫu đơn tố cáo

Mẫu đơn tố cáo

Luật sư tư vấn mẫu đơn tố cáo

Như vậy, khi nhận thấy hàng xóm của mình đang có hành vi tụ tập ăn nhậu dẫn đến việc gây ồn ào, ầm ĩ hoặc mất trật tự ảnh hưởng đến những người xung quanh thì có thể làm đơn tố cáo về những hành vi vi phạm này. Để giải đáp mọi thắc mắc của quý độc giả, chúng tôi sẽ hỗ trợ một số dịch vụ sau:

Luật sư tư vấn, hướng dẫn soạn mẫu đơn và thực hiện thủ tục tố cáo:

  • Hỗ trợ tư vấn về tố cáo hành vi gây rối trật tự công cộng
  • Hỗ trợ soạn thảo các đơn từ liên quan đến việc tố cáo
  • Hỗ trợ tư vấn về các xử phạt hành chính
  • Hỗ trợ tư vấn, tham gia trực tiếp đối với vụ việc hình sự liên quan đến hành vi gây rối trật tự công cộng
  • Các vấn đề pháp lý khác liên quan

Luật sư tư vấn soạn đơn tố cáo

Luật sư tư vấn soạn đơn tố cáo

Như vậy, hành vi tụ tập ăn nhậu dẫn đến việc gây ồn ào làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng là một hành vi vi phạm pháp luật và có thể xử lý bằng hình thức là phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chuyên tư vấn luật đã cung cấp cho quý độc giả một số thông tin về việc tố cáo đối với hành vi trên, nếu có thắc mắc cũng như cần được hỗ trợ hãy liên hệ hotline: 1900.63.63.87 đội ngũ Luật sư hình sự chúng tôi sẵn sàng được hỗ trợ bạn.

5 (11 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 121 bài viết