Luật Lao Động

Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp

Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp luôn là câu hỏi đau đầu của mỗi doanh nghiệp khi phải giải thể. Khi một doanh nghiệp quyết định giải thể hoặc phá sản, việc giải quyết tình huống của người lao động trở thành một vấn đề quan trọng. Trong quá trình này, cần tuân thủ các quy định pháp luật và áp dụng các biện pháp hợp lý để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.

Giải quyết bài toán người lao động khi giải thể doanh nghiệp

Quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (LDN), có 4 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, đó là:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần lưu ý ngoài điều kiện chỉ rơi vào một trong bốn trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Người lao động được ưu tiên trả nợ lương

Người lao động được ưu tiên trả nợ lương

Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp giải thể

Căn cứ khoản 5 Điều 207 LDN, người lao động được ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

Trợ cấp thôi việc được xác định theo khoản 1 Điều 46 Bộ Luật lao động năm 2019: “…người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”. Theo quy định này, người lao động cần trực tiếp chi trả trợ cấp này.

Bên cạnh đó, người lao động còn được chi trả trợ cấp thất nghiệp theo Luật Việc làm năm 2013. Khoản trợ cấp này sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả.

thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết

Quá trình giải quyết bài toán người lao động trong tình huống giải thể doanh nghiệp là một quy trình phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Việc tuân thủ quy định pháp luật và thiết lập một quy trình công bằng và minh bạch sẽ đảm bảo rằng người lao động được đối xử tốt và quyền lợi của họ được bảo vệ. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn về luật doanh nghiệp hoặc cần thực hiện thủ tục trên, hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 756 bài viết