Luật Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp chưa trả hết nợ có được giải thể không?

Doanh nghiệp chưa trả hết nợ có được giải thể không khi làm ăn thua lỗ mà muốn giải thể ngay. Có nhiều doanh nghiệp không thanh toán hết nợ cho đối tác, khách hàng đã tiến hành giải thể nhằm trốn tránh trách nhiệm. Vậy pháp luật có quy định về THỨ TỰ THANH TOÁN nợ của doanh nghiệp không? Bài viết dưới đây sẽ giúp phần cung cấp thêm thông tin cho Quý bạn đọc.

 

doanh nghiệp chưa trả hết nợ có được giải thể

Trả nợ khi giải thể

>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi bị chủ nợ đe dọa tính mạng

Giải thể doanh nghiệp là gì

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, về bản chất, giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của một doanh nghiệp, công ty theo ý chí của doanh nghiệp và sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.

Được hiểu là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó để rút khỏi thị trường kinh doanh. Gồm quá trình diễn ra các hoạt động như hoạt động kinh tế: thanh lý tài sản, thanh toán nợ; hoạt động pháp lý: thủ tục hành chính để xoá tên doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các trường hợp doanh nghiệp tiến hành giải thể

Điều kiện để giải thể doanh nghiệp

Theo khoản 2, Điều 207 Luật Doanh nghiệp quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp, chỉ được giải thể khi:

  • Thuộc các trường hợp được tiến hành giải thể;
  • Đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ;
  • Đảm bảo thanh toán hết nghĩa vụ và tài sản khác;
  • Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Như vậy, đây là vấn đề then chốt khi tiến hành giải thể doanh nghiệp, nếu chưa thanh toán hết các khoản nợ thì không thể giải thể doanh nghiệp. Chỉ được giải thể sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ cũng như không còn các nghĩa vụ về tài chính khác như chưa nộp thuế.

Trường hợp giải thể doanh nghiệp

 

trường hợp giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp

Để giải thể, doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ trong đó có danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp.

Theo Điều 207 Luật này thì doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Vậy, có thể chia giải thể theo 02 loại là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.

Thứ tự thanh toán các khoản nợ của của doanh nghiệp

Tại khoản 5 Điều 208 Luật này, thứ tự các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán như sau:

  • Đầu tiên các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Thứ hai là nợ thuế;
  • Cuối cùng là các khoản nợ khác.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

>>> MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO BÀI VIẾT: VIỆC XỬ LÝ CÔNG NỢ KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

Lưu ý khi giải thể doanh nghiệp

lưu ý khi giải thể doanh nghiệp

Lưu ý khi giải thể

Khi tiến hành giải thể doanh nghiệp, để không mất nhiều thời gian cần rà soát lại xem doanh nghiệp mình có đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh không. Nếu có, trước khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, cần phải làm thủ tục chấm hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Rà soát lại các danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết xoay quanh việc giúp bạn đọc nắm bắt thông tin về giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Nếu quý bạn đọc có bất kì thắc mắc nào đến pháp luật Doanh nghiệp, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.     

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết