Luật Đất Đai

Cách xử lý khi người mượn đất canh tác không muốn trả

Thông thường, cách xử lý khi người mượn đất canh tác không muốn trả là KHỞI KIỆN ra tòa án có thẩm quyền. Vậy trong trường hợp người mượn đất canh tác không muốn trả thì thủ tục khởi kiện sẽ như thế nào, xử lý ra sao, quyền sử dụng đất cho người khác mượn được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

Cách xử lý khi người mượn đất canh tác không muốn trả
Cách xử lý khi người mượn đất canh tác không muốn trả

Quy định về quyền sử dụng đất cho người khác mượn

Căn cứ theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 quy định ‘’ Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.’’

Căn cứ Điều 499 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền của bên cho mượn gồm:

  • Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn;
  • Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  • Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Căn cứ Điều 497 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền của bên mượn tài sản gồm:

  • Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  • Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
  • Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Quyền sử dụng của người mượn đất

Quyền sử dụng của người mượn đất

Làm gì khi người mượn đất canh tác không muốn trả

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, đối với tranh chấp hợp đồng cho mượn đất là hợp đồng tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì không cần thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở để khởi kiện ra Tòa án.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp hợp đồng cho mượn đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết tranh chấp. Thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thủ tục khởi kiện người mượn đất canh tác không muốn trả

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Hợp đồng cho mượn (nếu có);
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến tranh chấp;
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…).

Thủ tục khởi kiện

  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
  • Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất tranh chấp.
  • Tòa án thụ lý và giải quyết.

Lưu ý: Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung thêm; còn nếu đủ thì Tòa án thông báo  nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng và đem biên lai nôp lại tại Tòa, vụ việc sẽ được thụ lý.

Luật sư hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp mượn đất không trả

Luật sư hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp mượn đất không trả

Luật sư tư vấn xử lý mượn đất canh tác không muốn trả

  • Tư vấn về việc tranh chấp đất đai, giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề nhà đất, tranh chấp đất đai.
  • Soạn thảo đơn từ khởi kiện tranh chấp đất đai cho khách hàng.
  • Đại diện cho quý khách hàng nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Thay mặt quý khách hàng trao đổi với tòa án, hướng dẫn khách hàng đến làm việc với tòa án.
  • Cùng khách hàng tham gia các phiên họp hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Đại diện cho khách hàng tham gia tranh tụng.
  • Những công việc pháp lý có liên quan khác.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc khi mượn đất canh tác không muốn trả. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc tranh chấp đất đai hoặc muốn tư vấn về thủ tục đất đai, xin vui lòng liên hệ Tư vấn Luật đất đai của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn CHI TIẾT. Xin cám ơn.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết