Luật Doanh Nghiệp

Trước khi tiến hành mua lại doanh nghiệp có nên quyết toán thuế không?

Trước khi tiến hành mua lại doanh nghiệp có nên quyết toán thuế không hiện là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Việc quyết toán thuế bảo vệ quyền lợi tối đa cho các doanh nghiệp khi tiến hành truy thu thuế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách thức giải quyết khi gặp phải trường hợp này.

Quyết toán thuế khi mua lại doanh nghiệp
Quyết toán thuế khi mua lại doanh nghiệp

 

>> Xem thêm: Quy trình khi báo thuế của doanh nghiệp trong một năm như thế nào?

Mua lại doanh nghiệp

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Mua lại doanh nghiệp là một trong các hoạt động tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh, do đó cần tuân thủ các thủ tục theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Các hình thức mua lại doanh nghiệp

Mua lại cổ phần

  • Được tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác. Quá trình này có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp mua đưa ra lời đề nghị mua lại cổ phần và gửi trực tiếp đến các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu mà không cần phải thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp mục tiêu.

Mua lại tài sản

  • Là một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp doanh nghiệp, không qua các cổ đông của bên bán.
  • Bên bán tài sản sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua. Bên bán không còn tài sản để hoạt động và tự giải thể.
  • Tuy nhiên mua lại tài sản liên quan đến thủ tục pháp lý khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản khiến chi phí của mua lại tài sản có thể lớn hơn chi phí mua lại bằng cổ phiếu.
Các hình thức mua lại doanh nghiệp
Các hình thức mua lại doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý xác định số thuế phải nộp khi quyết toán thuế

Căn cứ pháp lý xác định số thuế phải nộp khi quyết toán thuế dựa trên quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2013 là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

Hồ sơ quyết toán thuế

  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Tờ khai này sẽ được thực hiện theo đúng mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
  • Báo cáo tài chính năm quyết toán.
  • Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/ Phụ lục chuyển lỗ/Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp….

CSPL: điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC

Hồ sơ quyết toán thuế
Hồ sơ quyết toán thuế

Lưu ý khi quyết toán thuế

  • Mức thuế suất thuế TNDN phổ thông 20%, các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ưu đãi thuế theo giấy phép đầu tư
  • Thuế TNDN tạm tính: vẫn áp dụng theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
  • Giảm 30% thuế TNDN năm 2020 với DN có DT năm < 200 tỷ.
  • Số liệu giữa tờ khai QTT TNDN và Báo cáo tài chính không khớp nhau. Có rất nhiều trường hợp khi nộp Quyết toán thuế và Báo cáo tài chính kế toán không đối chiếu chúng với nhau, vì vậy trước khi nộp các bạn nên kiểm tra, đối chiếu trước khi gửi tới cơ quan thuế.
  • Xác định sai thuế suất được hưởng ưu đãi. Rất nhiều trường hợp kế toán hiểu không đúng về khoảng thời gian ưu đãi thuế hoặc hiểu sai nội dung của ưu đãi thuế dẫn tới tính thiếu số tiền thuế TNDN phải nộp.
  • Xác định sai, thiếu khoản chi phí không được trừ.
  • Kết chuyển lỗ bị sai.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Trước khi tiến hành mua lại doanh nghiệp có nên quyết toán thuế không. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư Luật doanh nghiệp của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết