Luật Thừa Kế

Luật thừa kế tài sản không có di chúc mới nhất năm 2024

Luật thừa kế tài sản không có di chúc được hiểu là những quy định nhằm giải quyết các vấn đề phân chia di sản khi người chết không để lại di chúc. Bởi vì theo quy định về thừa kế nếu người chết có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc, nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp thì tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật. Hiện nay, việc thừa kế tài sản không có di chúc diễn ra rất phổ biến và ngày càng nhiều, dưới đây là bài viết sẽ giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về thừa kế.

Thừa kế tài sản không di chúc

Thừa kế tài sản không di chúc

Cách phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc người chết có di sản để lại nhưng không để lại di chúc về việc phân chia di sản thì tài sản này sẽ được phân chia theo pháp luật.

Theo đó, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế khi không có di chúc tài sản sẽ được chia theo thứ tự hàng thừa kế:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế trong cùng hàng sẽ được hưởng các phần bằng nhau. Những hàng thừa kế sau chỉ được nhận thừa kế khi hàng trước đó không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tổng quan chia di sản khi không có di chúc
Tổng quan về chia di sản khi không có di chúc hiện nay

Một số quy định cần lưu ý khi phân chia di sản thừa kế không có di chúc

Phân chia di sản theo pháp luật

Căn cứ Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc phân chia di sản theo pháp luật có những lưu ý sau:

  1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
  2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật;
  3. Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật;
  4. Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Hạn chế phân chia di sản

Căn cứ Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 thì một số trường hợp sau đây sẽ dẫn đến việc phân chia di sản không có di chúc bị hạn chế:

  1. Trường hợp theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
  2. Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Phân chia di sản khi có người thừa kế mới hoặc có người bị bác bỏ quyền thừa kế

Trong một số trường hợp thực tế khi những người có quyền đã tiến hành phân chia toàn bộ phần di sản được thừa kế nhưng sau đó lại xuất hiện thêm người thừa kế mới hoặc có người đã nhận di sản nhưng phát hiện thuộc trường hợp bị bác bỏ quyền thừa kế thì sẽ giải quyết theo quy định Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

>>>Xem thêm: Đã Chia Đất Thừa Kế, Mà Có Người Thừa Kế Mới Thì Giải Quyết Thế Nào?

Thủ tục nhận di sản thừa kế không có di chúc

Để có thể nhận di sản thừa kế không có di chúc thì người có quyền thừa kế thực hiện một trong hai văn bản sau: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản và thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Việc thực hiện Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện trong trường hợp:

  • Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
  • Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

Trường hợp sau đây sẽ thực hiện khai nhận di sản: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Theo đó tùy vào tình trạng thực tế mà người có quyền thừa kế sẽ thực hiện công chứng một trong các văn bản trên để có thể nhận di sản.

Để thực hiện công chứng thì người có yêu cầu công chứng phải chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người để lại di sản với người yêu cầu công chứng
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ tương đương khác
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan

Thủ tục công chứng như sau:

  1. Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp đầy đủ hồ sơ cho tổ chức hành nghề công chứng
  2. Bước 2: Công chứng viên kiểm tra, xác minh những nội dung trong văn bản yêu cầu công chứng
  3. Bước 3: Niêm yết việc thụ lý công chứng vản bản
  4. Bước 4: Công chứng văn bản

Cơ sở pháp lý: Điều 40, 57, 58 Luật Công chứng 2014

Nhận di sản không có di chúc

Nhận di sản không có di chúc

Luật sư tư vấn quy định về thừa kế không có di chúc

Luật sư tại Chuyên tư vấn luật sẽ giúp khách hàng hiểu rõ và có thể thực hiện việc phân chia di sản không có di chúc thông qua các hoạt động sau:

  • Tư vấn quy định về thừa kế
  • Tư vấn quy định về thừa kế: theo pháp luật, di chúc;
  • Tư vấn trường hợp bị truất quyền thừa, từ chối thừa kế;
  • Tư vấn thứ tự ưu tiên khi phân chia di thừa kế theo pháp luật.
  • Hướng dẫn soạn đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ;
  • Hướng dẫn quy trình tố tụng chia di sản khi không có di chúc
  • Thay mặt đương sự tham gia giải quyết tranh chấp.

Khi người chết không để lại di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được áp dụng các quy định về chia thừa kế theo pháp luật. Để được nhận di sản không có di chức người có quyền thừa kế phải thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận hoặc văn bản khai nhận di sản. Vấn đề phân chia di sản có tính phức tạp nhất định trong từng trường hợp cụ thể, vì vậy nếu khách hàng cần được tư vấn chuyên luật thừa kế hãy liên hệ qua hotline: 1900636387 để được tư vấn chi tiết.

>>Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết

6 thoughts on “Luật thừa kế tài sản không có di chúc mới nhất năm 2024

  1. Avatar
    Bình says:

    Cho e hỏi bố của e mất cách đây 2 năm va tài sản bao gồm 2 mảnh đất trị giá trên 1 tỷ đồng và 1 căn nhà , bây giờ mẹ của e muốn chiếm đoạt toàn bộ tài sản , liệu e có được hưởng 1 phần tài sản trong đó .

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Bình, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo quy định của BLDS , khi không có di chúc thì toàn bộ di sản sẽ được chia theo thừa kế theo pháp luật.
      Khi chia thừa kế theo pháp luật, các hàng thừa kế được xác định như sau:
      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
      c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
      Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
      Do đó, bạn với mẹ bạn cùng hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng giá trị di sản thừa kế bằng nhau. Nếu mẹ và bạn không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện ra tòa án, yêu cầu tòa án giải quyết để bảo đảm quyền lợi của mình.
      Trân trọng!

  2. Avatar
    nguyen bao chau says:

    tư vấn cho em về việc chia tài sản thừa kế của gia đình e .ông bà nội e có 6 người con.3trai và 3 gái.bác em là a trường đã mất và ko có vợ con.bo e thứ 2 cũng đã mất.cả 2 người mất trước ông bà nội,ong ba mat sau ,bây h còn một chu và 3 bà cô.ong ba e co manh dat gom ca nha o,bay gio muon ban va phan chia thua ke nhu nao cho dung phap luat ah.e xin cam on a

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Bao Chau! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau: Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì:
      Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
      1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
      c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
      2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
      3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

      Điều 652. Thừa kế thế vị
      Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
      Theo như bạn trình bày thì bác cả đã mất và không có vợ con nên phần di sản thừa kế để lại sẽ chia đều cho những người con còn lại. Vì bố bạn cũng đã mất trước ông bà nên theo quy định tại Điều 652 của BLDS 2015 thì các con của bố bạn sẽ được hưởng phần di sản thay cho phần của bố mình.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin pháp lý gì, hãy liên hệ hotline 0908.748.368 để được tư vấn miễn phí hoặc liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1, 50/6 Trường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM.
      Xin cảm ơn./.

  3. Avatar
    Đinh Ngọc Đức says:

    Cha mẹ vợ tôi mất để lại một khu đất đã có từ năm 1978 và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1999 hiện nay chị vợ tôi đang sinh sống và khi chết cha mẹ vợ tôi không để lại di chúc. gia đình vợ tôi có 3 anh em, anh cả mất còn lại 2 chị em; anh cả có 2 con 1 trai, 1 gái. hiện nay chị dâu tôi và cháu gái con anh vợ tôi làm đơn đòi quyền thừa kế với lý do từ năm 1994 đến năm 2000 chị có chung hộ khẩu cùng cha mẹ tôi. còn vợ tôi chị không cho có quyền thừa kế lý do vợ tôi năm 1994 đã chuyển hộ khẩu theo chồng nên không được quyền thừa kế.
    Vật xin hỏi luật sư trường hợp này nếu ra tòa sẽ được giải quyết như thế nào, vì vợ tôi và chị vợ tôi muốn chia khu đất trên thành 3 phần gồm anh vợ tôi ( 2 con thừa kế ) chị vợ tôi và vợ tôi.
    Xin cảm ơn luật sư

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Đinh Ngọc Đức! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định pháp luật, trường hợp người mất không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật, chia theo hàng thừa kế. Theo như bạn trình bày, hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật của cha mẹ vợ bạn bao gồm: 3 người con. Theo đó, tài sản ba mẹ vợ bạn để lại sẽ được chia điều cho những người con này (trường hợp anh vợ bạn mất trước cha mẹ vợ thì phần của anh trai sẽ do cháu (con của anh trai) hưởng thay theo quy định về thừa kế thế vị. Trường hợp anh vợ chết sau cha mẹ thì theo quy định pháp luật thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản mất và người thừa kế được xác định phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Do vậy, người con chết sau cha mẹ (tức là tại thời điểm cha chết thì con vẫn còn sống nên có thể được xác định là người thừa kế của người cha mẹ) và phần tài sản người anh được hưởng khi chia đều cho cả 3 anh em này sẽ được xem là di sản của người anh để lại và tiếp tục chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật nếu không có di chúc cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người anh bao gồm: vợ và các con). Về phần xác định khu đất có được xem là tài sản mà cha mẹ vợ để lại không thì cần căn cứ dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp năm 1999. Trường hợp giấy cấp cho cá nhân thì được xem là tài sản đó thuộc về người được cấp. Trường hợp đất cấp cho hộ gia đình thì tất cả những người có tên trong hộ khẩu tại thời điểm cấp được xem là đồng sở hữu. Trường hợp này thì quyền sở hữu của cha mẹ vợ bạn trong nhà này sẽ được xác định sau khi chia đều cho số người có tên trong sổ hộ khẩu. Phần sau khi chia đều này được xem là di sản mà cha mẹ vợ bạn để lại và tiến hành phân chia theo pháp luật như đã trình bày ở trên.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: tầng 14, tòa nhà 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM
      – Trụ sở giao dịch 1: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Trụ sở giao dịch 2: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *