Luật sư nhận ủy quyền tham gia vụ án thừa kế cho đương sự ở nước ngoài là việc luật sư thay mặt khách hàng là đương sự ở nước ngoài để giải quyết vụ án thừa kế di sản ở Việt Nam. Với đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm, uy tín, quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo khi lựa chọn ủy quyền cho chúng tôi tham gia các vụ án tranh chấp về thừa kế. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho quý khách hàng về nội dung này.
Nhận ủy quyền tham gia vụ án thừa kế cho đương sự ở nước ngoài
Mục Lục
Quy định pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Để xác định một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cần căn cứ theo Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó để được xem là một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thì quan hệ thừa kế đó phải thỏa mãn một trong các yếu tố:
- Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc người được hưởng di sản thừa kế là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài.
- Quan hệ thừa kế phát sinh giữa các bên đều là người Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam, nhưng việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế đó lại xảy ra tại nước ngoài.
- Quan hệ thừa kế phát sinh giữa các bên đều là cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam nhưng di sản thừa kế nằm ở nước ngoài.
Như vậy, đương sự ở nước ngoài thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc đối với di sản của người để lại ở Việt Nam là một quan hệ dân sự về thừa kế có yếu tố nước ngoài.
>>> Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
Một số lưu ý về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật nơi người chết để lại di sản có quốc tịch
Căn cứ khoản 1 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế đối với trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài. Theo đó việc thừa kế sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi mà người để lại di sản có quốc tịch ngay trước khi chết. Nếu người để lại di sản có quốc tịch ngay trước khi chết là Việt Nam thì pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc thừa kế là pháp luật Việt Nam dù họ có chết ở bất kỳ nước nào.
Tuy nhiên sẽ có ngoại lệ, căn cứ khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc thực hiện quyền đối với di sản là bất động sản xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Trong đó, động sản là những tài sản không là bất động sản. Bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Nếu người để lại di sản mang quốc tịch Việt Nam ngay trước khi chết nhưng di sản để lại là nhà đất tại Thái Lan thì việc thực hiện quyền đối với di sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật Thái Lan. Còn nếu có nhà đất ở Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết.
Thứ hai, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất khi người nước ngoài nhận thừa kế di sản là nhà, đất tại Việt Nam
Trường hợp nếu đương sự ở nước ngoài là người nước ngoài khi nhận di sản thừa kế là nhà ở tại Việt Nam thì người nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì mới có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu không thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà đó. Cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Trường hợp nếu đương sự ở nước ngoài là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhận thừa kế di sản là đất ở (quyền sử dụng đất) thì các chủ thể này phải đáp ứng điều kiện được quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo quy định tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 thì nếu:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở (Điều 7 Luật Nhà ở 2014) thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Nếu tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
- Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Như vậy, bên cạnh việc yêu cầu phân chia di sản thừa kế tại Việt Nam thì đương sự ở nước ngoài cần lưu ý thêm về vấn đề quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở ở Việt Nam như đã đề cập.
>>> Xem thêm: Người Việt Nam có được hưởng thừa kế di sản ở nước ngoài không?
Đương sự ủy quyền cho luật sư tham gia vụ án thừa kế
Lợi ích của việc ủy quyền cho luật sư tham gia vụ án thừa kế
Khi ủy quyền cho luật sư tham gia vụ án thừa kế khách hàng sẽ được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thủ tục, tư vấn về các phương án giải quyết tranh chấp,…Việc ủy quyền này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quý khách:
- Việc ủy quyền cho luật sư sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho khách hàng thông qua việc chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo các đơn từ cần thiết, thay mặt đương sự tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ.
- Khi ủy quyền cho luật sư, quý khách hàng sẽ được tư vấn rất kỹ về pháp luật xoay quanh vấn đề thừa kế. Luật sư sẽ tư vấn các phương án giải quyết để giảm thiểu hóa rủi ro có thể phát sinh cũng như bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
- Sau khi được ủy quyền luật sư sẽ đại diện cho khách hàng tranh tụng tại tòa án, đặt ra các câu hỏi cũng như nêu ra các căn cứ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Dịch vụ luật sư nhận ủy quyền tham gia vụ án thừa kế cho đương sự ở nước ngoài
Chuyên tư vấn luật hỗ trợ, cung cấp dịch vụ luật sư nhận ủy quyền tham gia thừa kế cho đương sự ở nước ngoài. Các dịch vụ được chúng tôi hỗ trợ bao gồm:
- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn pháp luật áp dụng;
- Soạn thảo các văn bản, đơn từ pháp lý;
- Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chủ chốt;
- Thay mặt khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ đơn cử như trích lục thông tin di sản;
- Luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại Tòa án;
- Các công việc khác có liên quan.
Luật sư hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án thừa kế
>>> Xem thêm: Nhờ luật sư khởi kiện chia tài sản thừa kế
Quy trình nhận ủy quyền tham gia vụ án thừa kế của Luật sư
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp
- Giấy tờ về đối tượng của Hợp đồng ủy quyền – cụ thể ở đây là di sản thừa kế (nếu có);
- Giấy tờ pháp lý tùy thân như Hộ chiếu, Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình, huyết thống như Giấy khai sinh/ Giấy chứng nhận kết hôn của người thừa kế;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan.
Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc thu thập các giấy tờ trên thì Chúng tôi vẫn hỗ trợ thu thập các giấy tờ này tại Cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam.
CSPL: khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014.
Thủ tục thực hiện
Theo quy định tại các Điều 40, Điều 53, Điều 55 Luật Công chứng 2014 thủ tục tham gia ủy quyền tham gia vụ án thừa kế của Luật sư gồm 03 bước.
- Các bên cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: phiếu yêu cầu công chứng, hợp đồng ủy quyền, bản sao các giấy tờ tùy thân của các bên, giấy tờ liên quan đến di sản thừa kế.
- Các bên đến văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng để chứng thực hợp đồng.
Chúng tôi sẽ chuẩn bị Hợp đồng ủy quyền với nội dung và phạm vi ủy quyền cụ thể liên quan đến vụ việc thừa kế của quý khách. Quý khách cần chuẩn bị tối thiểu các tài liệu giấy tờ như đã đề cập trên. Cuối cùng, chúng tôi sẽ thay mặt quý khách giải quyết sự việc theo quy định pháp luật.
>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Có thể thấy, đương sự ở nước ngoài sẽ gặp khó khăn khi tham gia trực tiếp một vụ án dân sự về thừa kế ở Việt Nam đơn cử như tham gia các phiên họp, phiên tòa. Bên cạnh đó, việc không am hiểu về pháp luật Việt Nam cũng sẽ gây ra khá nhiều bất lợi. Quý khách muốn được tư vấn pháp lý về thừa kế hay muốn biết thêm về thông tin dịch vụ luật sư vui lòng liên hệ đến số: 1900.63.63.87. Chuyên tư vấn luật luôn cam kết bảo mật các thông tin và bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng. Xin cảm ơn.