Luật Hình Sự

Sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để kinh doanh bị tội gì?

Sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để kinh doanh bị tội gì? là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm từ các đọc giả. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi xin gửi đến các quý đọc giả bài viết sau đây. Bên cạnh đó, nội dung bài cũng sẽ giải đáp vấn đề về xử lý tài sản tham nhũng, nộp lại tài sản tham nhũng có được giảm tội không? Và hướng xử lý người có hành vi tham nhũng  theo Luật phòng chống tham nhũng như thế nào.

Xử lý tội phạm về tham nhũng

Xử lý tội phạm về tham nhũng

Quy định về Xử lý tham nhũng theo Luật phòng chống tham nhũng?

Xử lý người có hành vi tham nhũng

Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Đặc trưng của hành vi tham nhũng là chủ thể của hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, dù không còn đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn thì người vi phạm vẫn có thể bị xử phạt. Vấn đề xử lý người có hành vi tham nhũng được quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng 2018 như sau:

  • Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
  • Người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
  • Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

CSPL: Điều 92 Luật Phòng chống tham nhũng 2018

Như vậy, người tham nhũng theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng 2018 thì có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm tùy theo mức độ của hành vi vi phạm.

>>>Xem thêm: Thực Hiện Những Hành Vi Nào Thì Có Thể Được Gọi Là Tham Nhũng?

Xử lý tài sản tham nhũng

Căn cứ quy định tại Điều 93 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, các tài sản này sẽ được xử lý như sau:Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Điều này cũng quy định, thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nói tóm lại, hành vi tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy, tài sản thu lợi bất chính từ hành vi này cũng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Mà cụ thể là bị thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu hoặc bị tịch thu.

Dùng tài sản do tham nhũng mà có đề kinh doanh có thể bị tội gì ?

Người có hành vi tham nhũng sẽ bị xử phạt về tội tham nhũng. Căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và khoản 1, Điều 2, Luật Phòng Chống tham nhũng 2019 thì các hành vi tham nhũng bao gồm:

  • Tham ô tài sản;
  • Nhận hối lộ;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
  • Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
  • Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
  • Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để kinh doanh thì theo quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì sẽ phạm vào tội rửa tiền. Cụ thể quy định về tội rửa tiền như sau Người nào thực hiện hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.

Mức phạt của tội rửa tiền cũng được quy định tại điều này như sau:

Người nào thực hiện hành vi rửa tiền thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người có hành vi tham nhũng và dùng tài sản có được do tham nhũng để kinh doanh thì các chủ thể có thể bị xử phạt theo các loại tội phạm về tham nhũng và tội rửa tiền như đã nêu. Và tùy theo mức độ nghiêm trọng và hành vi vi phạm tham nhũng thuộc loại tội nào thì người phạm tội sẽ bị xử lý theo loại tội đó. Việc xác định tội danh và mức hình phạt sẽ phụ thuộc vào hành vi phạm tội và mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Nộp lại tài sản tham nhũng thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Tội tham nhũng được giảm nhẹ hình phạt khi nào

Tội tham nhũng được giảm nhẹ hình phạt khi nào

Khi người phạm tội tham nhũng chủ động nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Theo quy định này, người chủ động nộp lại tài sản tham nhũng sẽ có thể được:

  • Xem xét giảm hình thức kỷ luật
  • Xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
  • Miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tử hình, trong đó đề cập các trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Nói tóm lại, khi bị truy tố về tội tham nhũng, nếu người phạm tội chủ động nộp lại các tài sản mà họ thu lợi bất chính từ hành vi tham nhũng thì sẽ được xem là một yếu tố để được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Vì vậy, có thể thấy chủ động nộp lại tài sản sẽ giúp người phạm tội nhận được sự khoan hồng từ pháp luật.

>>>Xem thêm: Đảng viên tự giác nộp tài sản tham nhũng có được giảm mức kỷ luật

Luật sư bào chữa các tội tham nhũng, rửa tiền

Luật sư bào chữa các tội phạm tham nhũng, rửa tiền

Luật sư bào chữa các tội phạm tham nhũng, rửa tiền

  • Tư vấn về loại tội danh và khung hình phạt mà khách hàng có thể bị xử phạt.
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập các hồ sơ chứng cứ làm căn cứ để gỡ tội, giảm nhẹ tội danh.
  • Tham gia tranh tụng, bào chữa cho khách hàng tại phiên tòa.
  • Soạn thảo Bài bào chữa tại phiên tòa cho khách hàng.
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.

Bài viết có nội dung tư vấn về Sử dụng tài sản do tham nhũng mà có để kinh doanh thì bị xử phạt về tội gì? Quý khách hàng nếu quan tâm về các tội phạm cụ thể và khung hình phạt riêng của hành vi tham nhũng hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng gọi đến cho chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87. để được hỗ trợ bởi đội ngũ Luật sư tư vấn hình sự

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết