Luật Hôn Nhân Gia Đình

Tư Vấn Về Việc Thực Hiện Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là trách nhiệm pháp lý mà cha mẹ hoặc người bảo trợ phải đảm nhận để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con cái, bao gồm chi phí sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, y tế, vui chơi và các nhu cầu khác. Cả cha lẫn mẹ đều có trách nhiệm cấp dưỡng cho con của họ. Nghĩa vụ này không bị ảnh hưởng bởi việc ly hôn hoặc chia tay. Dưới đây là nội dung tư vấn về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con chung sau ly hôn theo pháp luật như thế nào?

Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con chung sau ly hôn là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý.

Theo quy định về mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

  • Theo đó, tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
  • Còn người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thời hạn cấp dưỡng nuôi con được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Căn cứ theo quy định trên, thì thời hạn cấp dưỡng nuôi con mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng là cho đến khi con thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản.

Tuy nhiên, thực tế thời hạn cấp dưỡng nuôi con không nhất thiết phải thực cho đến khi con thành niên vì nếu con thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấp dứt, cụ thể:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.
Thời hạn để bên có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng nuôi con
Thời hạn để bên có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng nuôi con

Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì bị pháp luật xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 82 và Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của cha mẹ được quy định như sau:

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, có nghĩa là bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về cấp dưỡng.

Nếu bạn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì khi có yêu cầu giải quyết của người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Tòa án sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế yêu cầu bạn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tùy vào tính chất và mức độ hành vi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Tuy nhiên, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không có đủ điều kiện cấp dưỡng, thì bạn có thể thỏa thuận với vợ về việc thay đổi mức cấp dưỡng (theo Khoản 2 Điều 116) hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng (theo Điều 117) Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết.

Không cấp dưỡng nuôi con thì bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn yêu cầu cấp dưỡng cho con

Tư vấn về trình tự, thủ tục yêu cầu cấp dưỡng

Bằng kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc dịch vụ tư vấn về trình tự, thủ tục yêu cầu cấp dưỡng bao gồm:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng cho con cái;
  • Xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn của khách hàng để đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp;
  • Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục khởi kiện đến Tòa án trong trường hợp không thể thương lượng, thống nhất về mức cấp dưỡng;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái.

Soạn thảo hồ sơ

Ngoài ra, để hỗ trợ khách hàng trong quá trình yêu cầu cấp dưỡng cho con cái, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ soạn thảo văn bản, đơn từ để giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể soạn thảo các văn bản như sau:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản tự khai;
  • Đơn đề nghị, khiếu nại, tố cáo trong trường hợp các cơ quan chức năng có liên quan chậm trễ hoặc có sai phạm trong việc giải quyết hồ sơ;
  • Các văn bản, đơn từ yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc yêu cầu cấp dưỡng;
  • Các văn bản, đơn từ khác có liên quan.

Phương thức cấp dưỡng cho con có thể là trả tiền mặt đều đặn hoặc cung cấp hỗ trợ tài chính khác như chi trả trực tiếp các chi phí cho con, bao gồm chi phí giáo dục, y tế, sinh hoạt hàng ngày và các nhu cầu khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được điều chỉnh hoặc thay đổi trong tương lai nếu có sự thay đổi trong tình huống tài chính hoặc hoàn cảnh gia đình. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *