Tư vấn về việc buộc bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra là dịch vụ luật sư tư vấn giúp khách hàng hiểu và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình. Theo đó, pháp luật sẽ quy định cụ thể về ai phải bồi thường, các nguyên tắc bồi thường. Trong bài viết dưới đây, chuyên tư vấn luật sẽ tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra.
Bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra
Mục Lục
Căn cứ pháp lý về bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra
Bồi thường thiệt hại được quy định Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 với nội dung sau đây: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra được quy định cụ thể các trường hợp cụ thể tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động gây thiệt hại cho công ty phải bồi thường như sau:
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Vì vậy, tùy thuộc vào các trường hợp và thiệt hại do người lao động gây ra để áp dụng căn cứ pháp lý về bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra.
Các trường hợp người lao động đền bù bồi thường thiệt hại
Người lao động làm hư hỏng dụng cụ thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản
Làm hư hỏng, hủy hoại tài sản
Đối với trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản. Người lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1, Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
- Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
Người lao động làm mất đồ hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép
Ngoài trường hợp ở mục trên, người lao động còn phải bồi thường đối với những trường hợp sau theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019:
- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;
- Người lao động tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường hoặc nội quy lao động;
- Người lao động phải bồi thường theo hợp đồng trách nghiệm (nếu có);
Cũng theo quy định tại khoản này, người lao động sẽ không phải bồi thường trong trường hợp thỏa mãn các yếu tố sau:
- Trường hợp thiệt hại xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được;
- Đồng thời người lao động không thể khắc phục được;
- Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục hậu quả.
>>>xem thêm: Các trường hợp người lao động phải bồi thường trách nhiệm vật chất cho doanh nghiệp
Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Người lao động
Khi người lao động gây thiệt hại và bị xử lý kỷ luật hoặc bị buộc bồi thường theo trách nhiệm vật chất thì có thể khiếu nại nếu không đồng ý với các biện pháp đó. Đây là quy định nhằm bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động.
Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Lao động 2019: Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định
Liên hệ Luật sư tư vấn luật lao động
- Tư vấn về bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra;
- Tư vấn về khiếu nại về kỷ luật lao động;
- Tư vấn về trách nhiệm vật chất của người lao động;
- Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong lao động;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động
- Tư vấn về hợp đồng lao động;
- Tư vấn về tiền lương;
- Tư vấn quy định về kỷ luật lao động và bồi thường vật chất;
- Tư vấn về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong lao động.
Việc gây thiệt hại trong quá trình lao động là điều không mong muốn. Nhưng trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, để được bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động hoặc bảo vệ quyền lợi của bên có thiệt hại. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.
>>>Bài viết có thể bạn quan tâm: