Luật Lao Động

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên xử lý như thế nào?

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên xử lý như thế nào? Đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi của người lao động. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý khách hàng về mức đóng bảo hiểm xã hội cũng như là cách thức xử lý khi gặp các trường hợp công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên.

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên xử lý như thế nào?

Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên xử lý như thế nào?

Phải đóng BHXH cho nhân viên trong trường hợp nào?

Những trường hợp sau đây người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho người lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc đủ từ 03 đến dưới 12 tháng trong trường hợp Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Mức đóng BHXH cho người lao động hiện nay

  • Mức đóng BHXH 26% trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%. 18% đơn vị đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% trong đó: người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%.
  • Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2% trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%

Theo đó, tổng số tiền mỗi người lao động phải đóng khi tham gia BHXH bắt buộc là 10,5%. Trách nhiệm của đơn vị là 22% và không phát sinh thêm bất cứ một khoản chi phí nào. Kinh phí công đoàn 2%: do doanh nghiệp đóng. Nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1%  đoàn phí công đoàn.

CSPL: Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động –  Bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hiện nay

Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hiện nay

Xử lý trường hợp công ty không đóng BHXH cho nhân viên

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
  • Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
  • Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: Khoản 5, 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Người lao động làm gì khi công ty không đóng BHXH cho nhân viên?

Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty

Đây là những người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình để xem xét lại hành vi không nộp tiền BHXH.

CSPL: Khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về khiếu nại trong lĩnh vực lao động.

Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

CSPL: Khoản 1 Điều 19, Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)

Việc tham gia BHXH gắn liền với quyền lợi của người lao động, chính vì vậy, để bảo vệ người lao động, pháp luật không yêu cầu tranh chấp về BHXH bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra công ty không đóng BHXH, người lao động được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp.

CSPL: Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019.

Khởi kiện đến Tòa án nhân dân

Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Hoà giải không thành;
  • Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;
  • Công ty vẫn không đóng.

CSPL: Theo Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội

Khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội

 Luật sư hướng dẫn xử lý công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên

  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu,… chuẩn bị hồ sơ liên quan đến vụ việc.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách đại diện ủy quyền giải quyết, liên hệ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cần.
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tòa án nhân dân, viện kiểm sát,…) để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là những phân tích nhằm giúp Quý khách hàng giải quyết trường hợp công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên từ đó cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết nhằm giúp quý khách hàng bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.7 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết