Luật Hợp Đồng

Hợp Đồng Xây Dựng Là Gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng xây dựng đóng vai trò là một văn bản vô cùng quan trọng cho các bên trước khi tiến hành khởi công các công trình xây dựng, cũng như là bước đầu tiên để các bên ngồi lại bàn bạc với nhau về quyền và lợi ích của mình trong hợp đồng đó. Sau đây là những điều cần phải biết về khái niệm hợp đồng xây dựng? Khái niệm hợp đồng xây dựng là gì? Đặc điểm của hợp đồng xây dựng?

Nội dung cần có trong hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật

Nội dung cần có trong hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật

Hợp đồng xây dựng là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật xây dựng, thì “ hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”

Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự, do vậy cũng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên, nhưng là trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Đặc điểm của hợp đồng xây dựng là gì?

Hợp đồng xây dựng mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên về mặt pháp luật chuyên ngành, hợp đồng xây dựng vẫn có một số nét đặc thù sau:

Thứ nhất, về chủ thể: bao gồm bên giao thầu bên nhận thầu

  • Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
  • Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

Thứ hai, về hình thức hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.

Các hình thức hợp đồng xây dựng theo pháp luật?

Các hình thức của hợp đồng xây dựng theo pháp luật

Các hình thức của hợp đồng xây dựng theo pháp luật

Các hình thức hợp đồng xây dựng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được phân loại cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn);
  • Hợp đồng thi công xây dựng công trình( viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng);
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị);
  • Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering – Construction viết tắt là EC);
  • Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering – Procurement viết tắt là EP);
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement – Construction viết tắt là PC);
  • Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering – Procurement – Construction viết tắt là EPC);
  • Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
  • Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;
  • Các loại hợp đồng xây dựng khác.
Đặc điểm của hợp đồng xây dựng theo pháp luật

Đặc điểm của hợp đồng xây dựng theo pháp luật

Thứ hai, theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng trọn gói;
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định;
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
  • Hợp đồng theo thời gian;
  • Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.

Thứ ba, theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
  • Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
  • Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
  • Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.

Trên đây là nội dung Hợp đồng xây dựng là gì. Trường hợp trong nội dung hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, Chuyên Tư Vấn Luật rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *