Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thường xảy ra khi hai bên quyết định ly hôn hoặc chia tay. Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến quý độc giả nội dung này.
Mục Lục
- Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình được quy định như thế nào?
- Tranh chấp tài sản chung vợ chồng được chia như thế nào?
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi chết được giải quyết như thế nào?
- Vai trò của luật sư trong trường hợp tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình được quy định như thế nào?
Theo quy định của Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tranh chấp tài sản chung vợ chồng được chia như thế nào?
Theo quy định của Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014, khi có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì có thể giải quyết theo 02 cách sau:
Cách 1: Vợ chồng có thể tự thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung để lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng trên địa bàn nơi bạn sinh sống. Thủ tục công chứng được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn.
Cách 2: Khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
Vợ chồng khi có yêu cầu xác nhận tài sản riêng trong thời kì hôn nhân thì hai bên có thể lựa chọn nộp đơn ở Tòa án nhân dân cấp huyện/tỉnh nơi mà vợ chồng đó đang cư trú. Nếu tài sản phân chia là bất động sản( nhà, đất..) thì thẩm quyền tòa án là nơi bất động sản có tranh chấp.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Khi các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã được giải quyết ổn thỏa, thì theo quy định của Điều 39 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểmcó hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợptài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợpTòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Chia tài sản chung của vợ chồng khi chết được giải quyết như thế nào?
Theo Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi chết được giải quyết như sau:
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Ngoài ra, trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Vai trò của luật sư trong trường hợp tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trong trường hợp tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, luật sư đóng vai trò quan trọng như một người tư vấn pháp lý và đại diện pháp lý cho một hoặc cả hai bên. Vai trò của luật sư trong các vụ tranh chấp tài sản thường bao gồm:
- Tư vấn pháp lý: Luật sư sẽ cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chia tài sản.
- Đại diện pháp lý: Luật sư sẽ đại diện cho bên mình trong các cuộc đàm phán và pháp lý liên quan đến việc chia tài sản.
- Tìm kiếm giải pháp: Luật sư sẽ làm việc với bên mình để tìm kiếm các phương án giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và công bằng.
- Bảo vệ quyền lợi: Luật sư sẽ đảm bảo rằng quyền lợi và mong muốn của bên mình được bảo vệ và đại diện mạnh mẽ trong quá trình tranh chấp, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
Trước khi tiến đến việc khởi kiện, hai bên có thể cố gắng đạt được thỏa thuận thông qua đàm phán và thỏa thuận hòa giải. Trên đây là nội dung tư vấn về tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.
>>>Bài viết có thể bạn quan tâm: