Luật Hôn Nhân Gia Đình

Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng

Sau khi kết hôn, quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung trong giai đoạn hôn nhân là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Như vậy, đối với những tài sản là sở hữu chung của hai vợ chồng thì quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung quy định như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cần thiết.

Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 là những tài sản vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển là khối sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung này như thế nào. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về quyền tài sản đối với tài sản chung của vợ chồng.

Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung

Nguyên tắc chung của quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung

  • Xuất phát từ việc tài sản chung do vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung nên về nguyên tắc, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
  • Vợ, chồng có thể thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Tài sản chung có thể được phân chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của Tòa án.
  • Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Theo quy định của Bộ luật dân sự

Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng và Quyền định đoạt là những quyền đối với tài sản và được gọi chung là Quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015.

Quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu là việc chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Như vậy, chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng tài sản theo ý mình nhưng không được gây thiệt hại, hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Như vậy, Quyền định đoạt thể hiện khi chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

>>Xem thêm: THỎA THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG BỊ VÔ HIỆU KHI NÀO?

Nguyên tắc chung khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình

  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
  • Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Các tranh chấp về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng

  • Tranh chấp phát sinh khi giải quyết tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn.
  • Tranh chấp trong giao dịch tài sản chung của vợ chồng với người thứ 3.
  • Tranh chấp về việc chia thừa kế có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Các tranh chấp phổ biến liên quan đến quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng.

Những giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng

  • Giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi ở duy nhất của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng (Theo Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
  • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình (Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
  • Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng (Theo Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

>>Xem thêm: NỢ RIÊNG, NỢ CHUNG KHI LY HÔN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Trên đây là bài viết Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan cần TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết