Việc giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn là một vấn đề phức tạp và có nhiều tranh cãi. Về mặt pháp lý, cha mẹ không đăng ký kết hôn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, việc giành quyền nuôi con sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ nội dung này.
Giải quyết giành quyền nuôi con nhưng không đăng ký kết hôn
Mục Lục
Quyền nuôi con của cha mẹ khi không đăng ký kết hôn
Việc giải quyết vấn đề nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được đã được quy định như sau:
“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
CSPL: Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Theo đó, quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong trường hợp này được quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Như vậy, nam nữ sống chung không đăng ký kết hôn nhưng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con chung không có khác biệt với các trường hợp có đăng ký kết hôn.
Ai được quyền nuôi con khi ly hôn?
Tại Khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì dù nam nữ có đăng ký kết hôn hay không thì quyền lợi cha mẹ và đứa trẻ vẫn được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, con trong giá thú hay ngoài giá thú thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con vẫn bình đẳng như nhau không có sự phân biệt đối xử. Như vậy, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con cái dù đó có là con trong giá thú hay ngoài giá thú hay không pháp luật bảo vệ quyền nuôi con nhằm bảo vệ lợi ích của đứa trẻ.
Các trường hợp về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn mà ly hôn:
- Đối với con dưới 36 tháng tuổi: con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng. Nếu cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc người mẹ không đủ điều kiện nuôi thì người cha mới được quyền nuôi dưỡng. Người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật. (Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014)
- Đối với con trên 36 tháng tuổi: sẽ do cha mẹ tự thỏa thuận với nhau sao cho hợp lý và pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận đó. Nếu cha mẹ không tự thỏa thuận được và có sự tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể nhờ Tòa án giải quyết những điều kiện là cha mẹ phải chứng minh được quan hệ huyết thống của mình đối với con cái thì Tòa mới giải quyết.
- Đối với con trên 7 tuổi: Tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con muốn sống với cha hay với mẹ để mà giải quyết và ý kiến của con trong trường hợp này rất quan trọng để phân xử quyền nuôi con cho ai.
Tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn mà ly hôn, căn cứ theo Điều 28, Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ, hoặc chồng cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.
Bên khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và kèm theo giấy tờ liên quan như sau:
- Đơn khởi kiện ly hôn;
- Chứng minh thư và sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng, có hiệu lực trong vòng 06 tháng);
- Giấy khai sinh của con (bản sao).
Vai trò của luật sư tư vấn tranh chấp nuôi con
- Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ cung cấp thông tin về các quy định pháp luật liên quan đến quyền nuôi con, bao gồm Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Dân sự, và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Soạn thảo hồ sơ: Luật sư sẽ giúp soạn thảo các hồ sơ cần thiết để khởi kiện hoặc tham gia tố tụng tại Toà án, bao gồm đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, và các tài liệu chứng minh.
- Đại diện khách hàng tham gia hoà giải, tố tụng tại Toà án và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc giành quyền nuôi con, như đăng ký khai sinh, xin cấp hộ chiếu cho con…
Toà án sẽ xem xét khả năng tài chính, thời gian, và sự quan tâm của cha mẹ dành cho con để đưa ra quyết định phù hợp với lợi ích tốt nhất cho con. Mức độ gắn bó, tình cảm và sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cũng là một yếu tố quan trọng được Toà án cân nhắc. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.
>>>Bài viết có thể bạn quan tâm: