Luật Hình Sự

Tự ý xông vào nhà người khác đánh người bị xử lý thế nào?

Tự ý xông vào nhà người khác đánh người bị xử lý thế nào là câu hỏi đặt ra cần được trả lời, hành vi xông vào nhà người khác đã là hành vi vi phạm pháp luật, thêm vào đó còn thực hiện hành vi đánh người thì pháp luật sẽ có những quy định như thế nào để xử phạt cho thích đáng. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau để cùng tìm ra câu trả lời và có cách ứng xử phù hợp trước các tính huống bất ngờ trong cuộc sống.

Tự ý xông vào nhà người khác đánh người bị xử lý thế nào?

Tự ý xông vào nhà người khác đánh người bị xử lý thế nào?

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có phạm tội không

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Ngoài ra, nếu cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác còn có thể truy tố tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Theo đó người có năng lực hành vi dân sự, nếu tự ý xông vào nhà người khác mà không có sự đồng ý của chủ nhà đã đủ dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Nếu có hành vi đánh người còn có thể bị kết tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

Trường hợp người thực hiện hành vi trên cố tình đập phá làm hư hỏng tài sản của người khác còn có thể phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài ra, người gây thiệt hại tài sản còn phải bồi thường thiệt hại tài sản của người khác do hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Nếu hành vi cố ý gây thương tích không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP), và bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe của người khác theo Điều 584 Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có phạm tội không

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có phạm tội không

>> Xem thêm: Gây thương tích cho người đến nhà gây sự thì có bị khởi tố hay không?

Quy định pháp luật hành vi xông vào nhà đánh người

Pháp luật quy định cụ thể từng trường hợp đối với hành vi xông vào nhà đánh người, xem xét đến lỗi, mức độ thương tích mà sẽ có những phạt khác nhau.

Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác và hành vi đánh người

Quy định Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đối với hành vi tự ý xông vào nhà của người khác như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  1. Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác
  2. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
  3. Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ
  4. Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Có tổ chức
  2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  3. Phạm tội 02 lần trở lên
  4. Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát
  5. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Đồng thời, có thể bị xử lý theo Điều 134 trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 đối với hành vi cố ý gây thương tích như sau:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
Quy định pháp luật đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác và hành vi đánh người

Quy định pháp luật đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác và hành vi đánh người

Thủ tục tố giác và kiến nghị khởi tố hành vi xông vào nhà đánh người

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, kiến nghị khởi tố theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, bao gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Quy trình tố giác và kiến nghị khởi tố được thực hiện theo các trình tự sau:

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Bước 2: Tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp đến trình báo, tố giác;
  • Báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền;
  • Gửi văn bản trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

  • Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
  • Khi hết thời gian giải quyết tố giác mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết.
  • Trường hợp cơ quan điều tra khởi tố, thì có thể yêu cầu bồi thường trong phần yêu cầu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng.

Trên đây là bài viết về hành vi tự ý xông vào nhà người khác đánh người bị xử lý như thế nào, thông qua đó bạn đọc sẽ được thông tin về tội tự ý xông vào nhà người khác, về tội cố ý gây thương tích và biện pháp xử lý tố giác, kiến nghị. Mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy định pháp luật và có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến nhận thừa kế thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

4.64 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết