Luật Hình Sự

Gây thương tích cho người đến nhà gây sự thì có bị khởi tố hay không?

Gây thương tích cho người đến nhà gây sự thì có vi phạm quy định pháp luật? Trường hợp này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015? Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề.

Đối tượng xông vào tấn công chủ nhà

Phân biệt phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Để xác định hành vi phòng vệ của một người như thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chúng ta phải xuất phát từ việc nghiên cứu như thế nào là phòng vệ chính đáng từ chính khái niệm của nó. Và từ đó, có thể rút ra những hành vi chống trả như nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phòng vệ chính đáng

Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

  • Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức
  • Chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
  • Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

  • Là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết,
  • Không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
  • Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy phòng vệ chính đáng là:

  • Hành vi để bảo vệ lợi ích của mình, của nhà nước, của cơ quan mà thực hiện chống trả lại người đang có hành vi xâm hại đến mình.
  • Hành vi chống trả một cách cần thiết nếu không thực hiện hành vi đó thì thiệt hại sẽ xảy ra, và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gây thiệt hại cho người đang tấn công. Nếu người chống trả mà gây thiệt hại quá mức cần thiết thì được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Phân biệt giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Đánh trả lại người xông vào nhà mình gây sự có được coi là phòng vệ chính đáng không

Chúng ta sẽ xem xét đến sự chống trả này có phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi gây sự của đối phương. Phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể để đánh giá xem đây là hành vi nhằm phòng vệ hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Như vậy, trong tình huống có người xông vào nhà mình và gây sự, thì hành vi đánh trả lại của NGƯỜI NHÀ đối  với bên kia như thế nào, có bị “truy cứu trách nhiệm hình sự” hay không thì chúng ta xét đến hai trường hợp:

Hành vi đánh trả trên trong phạm vi phòng vệ chính đáng

  • Nếu như người xông vào nhà mình gây sự nhưng không có hành vi gây thương tích đến sức khỏe tính mạng hoặc tài sản của mình, mà mình đánh trả thì đây không được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng.
  • Nếu như người xông vào nhà mình và có hành vi gây thương tích đến sức khỏe tính mạng hoặc tài sản nằm trong phạm vi cho phép, và hành vi chống trả một cách cần thiết để hạn chế hành vi của người này thì đây được coi là trường hợp phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp này sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Hành vi đánh trả trên vượt quá phạm vi phòng vệ chính đáng

Đánh trả khi bị tấn công
  • Nếu trong trường hợp người xông vào nhà và có hành vi gây thương tích đến sức khỏe, làm chết người hoặc tài sản ở mức độ đáng kể và mình có hành vi chống trả rõ ràng vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công thì phải chịu trách nhiệm hình sự về phần vượt quá đó.
  • Do đó, hành vi trong trường hợp này tùy theo mức độ nặng nhẹ và tỷ lệ tổn thương cơ thể có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng  theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015.

Trách nhiệm hình sự khi gây thương tích và thiệt hại đến sức khỏe của người khác

Trường hợp bạn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người vào nhà bạn gây sự nhưng không đáng kể hoặc trong phạm vi phòng vệ chính đáng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự

Trường hợp bạn gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe cho người vào nhà bạn gây sự là do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì theo Điều 136 BLHS 2015 quy định:

  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Nếu gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  • Làm chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người xông vào nhà mình gây sự nhưng không có hành vi gây nguy hiểm cho mình thì theo Điều 134 BLHS 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Qua đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật trong các vụ án hình sự. Trường hợp Quý bạn đọc vẫn còn bất cứ thắc mắc hoặc cần được tư vấn pháp luật cụ thể, xin vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Có thể bạn quan tâm:

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.       

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết