Luật sư bào chữa

Luật sư có được bào chữa hai lần trong một vụ án không?

Luật sư có được bào chữa hai lần trong một vụ án không? Là câu hỏi về việc luật sư bào chữa cho bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư tới từ Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về quy định về người bào chữa, thủ tục đăng ký người bào chữa trong vụ án hình sự và trả lời câu hỏi luật sư được bào chữa hai lần trong một vụ án không.

Luật sư bào chữa hình sựLuật sư bào chữa hình sự

Quy định của pháp luật về người bào chữa

Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định những chủ thể được phép đăng ký làm người bào chữa là:

  • Luật sư: là người có đủ điều kiện hành nghề theo Luật Luật sư 2016: là người bào chữa chuyên nghiệp, tham gia đoàn luật sư và hành nghề ở văn phòng luật sư, công ty luật và hành nghề với tư cách cá nhân;
  • Người đại diện của người bị buộc tội: đây là người đại diện theo pháp luật của người bị buộc tội và được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bào chữa viên nhân dân: là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý: là công dân Việt Nam có đủ các điều kiện theo Luật trợ giúp pháp lý được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

Cơ sở pháp lý: Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

>>>Xem thêm: Luật sư bào chữa vắng mặt thì phiên tòa có bị hoãn xét xử?

Khi nào luật sư không được bào chữa

Trường hợp phải từ chối làm người bào chữaTrường hợp phải từ chối làm người bào chữa

Theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, những người sau đây không được bào chữa

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
  • Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Mục đích của quy định trên nhằm bảo đảm sự vô tư, khách quan của hoạt động bào chữa nói riêng và hoạt động tố tụng hình sự nói chung.

Thủ tục đăng ký bào chữa trong vụ án hình sự

Theo quy định của pháp luật, trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
  • Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
  • Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;
  • Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
  • Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Cơ sở pháp lý: Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

>>> Xem thêm: Ai có thể tham gia bào chữa tại Toà

Trường hợp nào luật sư được bào chữa 02 lần trong một vụ án

Theo nguyên tắc của Hiến pháp Việt Nam, công dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về các trường hợp không được bào chữa. Qua đó, trường hợp Luật sư bào chữa hai lần trong một vụ án: tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm hoàn toàn không thuộc quy định trên.

Như vậy,  chiếu theo các quy định trên, Luật sư hoàn toàn có thể được bào chữa hai lần trong một vụ án.

Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Luật sư hình sự tư vấnLuật sư hình sự tư vấn

  • Điều tra, xác minh bằng chứng, chứng cứ
  • Làm việc với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
  • Làm việc với cơ quan điều tra
  • Tham vấn quy định của pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố
  • Nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ, xây dựng lập luận hướng giải quyết vụ án.
  • Tham gia phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.
  • Tham gia phiên tòa tranh luận với đại diện VKS, đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.

Để trả lời câu hỏi Luật sư có được bào chữa 02 lần trong một vụ án không, trước hết ta cần hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục bào chữa của Luật sư. Cùng với đó là các trường hợp luật không cho phép luật sư là người bào chữa. Nếu như các bạn còn chưa rõ vấn đề trong bài viết hoặc cần dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình sự thì có thể liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết từ Luật sư tư vấn luật hình sự của chúng tôi.

Bài viết liên quan có thể bạn bào chữa quan tâm:

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 122 bài viết