Luật Hình Sự

Ai có thể tham gia bào chữa tại Tòa

Ai có thể tham gia bào chữa tại Toà là câu hỏi mà nhiều người có cùng một câu trả lời đó là luật sư. Như vậy ngoài luật sư ra thì những người  khác có thể tham gia bào chữa được hay không? Ai không thể tham gia bào chữa? Sau đây là những nội dung cơ bản mà Chuyên tư vấn luật cung cấp để giải đáp thắc mắc của nhiều người.

Quyền tham gia bào chữa tại Tòa án

Quy định về người bào chữa

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về người bào chữa như sau: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Theo Khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

  • Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
  • Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Do đó, với các quy định trên ta có thể thấy luật không quy định người bào chữa cho người bị buộc tội nhất thiết phải là luật sư. Vậy những người bào chữa có thể là những ai?

Những ai được tham gia bào chữa tại Tòa?

Luật sư là người bào chữa

Luật sư tham gia bào chữa

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hoạt động bào chữa của luật sư có tính chất chuyên nghiệp.

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì luật sư là một trong những người có thể bào chữa cho người bị buộc tội. Và theo Điểm a và b Khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật sư sẽ là người bào chữa nếu người bị buộc tội không có người bào chữa thuộc các trường hợp ở Khoản 1 Điều này quy định như sau:

  • Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa.
  • Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Người bào chữa là người khác

Ngoài luật sư ra, theo Khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 còn quy định về những người bào chữa khác như sau:

  • Người đại diện của người bị buộc tội: Người đại diện cho người bị buộc tội là cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị buộc tội chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa hoặc người có nhược điểm về tâm thần theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy đinh về người đại diện của cá nhân; đại diện theo pháp luật của bị can, bị cáo là pháp nhân.
  • Bào chữa viên nhân dân: là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình quy định tại Khoản 3 Điều này.
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, theo Điểm c Khoản 2 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình nếu họ thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

Những ai không được tham gia bào chữa

Những người không được tham gia bào chữa quy định tại Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
  • Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Bào chữa tại Tòa án

>>>Xem thêm: Tư vấn pháp luật miễn phí qua zalo

Luật sư bào chữa cho người phạm tội

  • Luật sư tư vấn các tình tiết giảm nhẹ tội cho người phạm tội
  • Luật sư soạn đơn xin giảm nhẹ, xin hưởng án treo cho người phạm tội
  • Luật sư bào chữa cho người phạm tội
  • Các yêu cầu khác có liên quan

Trên đây là một số quy định cụ thể về người tham gia bào chữa quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Như vậy bài viết cũng đã cung cấp được cho Quý bạn đọc một số vấn đề cơ bản về những người có thể tham gia bào chữa, những người không thể tham gia bào chữa. Nội dung bài viết cũng phần nào trả lời được cho câu hỏi ai là người có thể tham gia bào chữa tại Tòa. Nếu có vấn đề gì cần làm rõ hơn về vấn đề trên hay cần tư vấn pháp luật thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết