Luật Hình Sự

Sự có mặt của người bào chữa trong vụ án hình sự và trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho thân chủ

Trong một vụ án hình sự, để quyền và lợi ích của người bị buộc tội được bảo vệ cũng như để pháp luật được áp dụng một cách chính xác nhất thì người bào chữa là một thành phần tố tụng không thể thiếu. Sự có mặt của người bào chữa là cơ hội để người bị buộc tội chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình. Trong bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp thêm những thông tin về Sự có mặt của người bào chữa trong vụ án hình sự và trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho thân chủ.

Sự có mặt của người bào chữa trong vụ án hình sự và trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho thân chủ

Sự có mặt của người bào chữa trong vụ án hình sự

Quy định pháp luật về sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa hình sự

Điều 291, Điều 351 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: 

  • Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
  • Trường hợp nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

Trong trường hợp bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định ở mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; hoặc bị cáo là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa (Điều 76 BLTTHS).

>>>Xem thêm:  Luật sư bào chữa vắng mặt thì phiên tòa có bị hoãn xét xử

Các công việc của người bào chữa tại phiên tòa

Xét hỏi và tranh luận là những hoạt động quan trọng trong trình tự xét xử vụ án tại phiên tòa. Việc thân chủ có được giảm nhẹ tội hay chứng minh mình không có tội hay không đều dựa vào kĩ năng của người bào chữa trong hai giai đoạn này.

Trong phần xét hỏi

Tham gia xét hỏi tại phiên tòa

Theo quy định tại khoản 2 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi xét hỏi từng người, người bào chữa sẽ thực hiện việc hỏi sau Chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm và Kiểm sát viên. Do vậy, người bào chữa phải chú ý lắng nghe những câu hỏi và câu trả lời, so sánh và đối chiếu với các tình tiết của vụ án và phát hiện những tình tiết có lợi cho bị cáo và những lời khai không phù hợp với các tình tiết trong vụ án để kịp thời đưa ra những câu hỏi yêu cầu những người tham gia tố tụng làm rõ.  

Các trường hợp tham gia hỏi khác

Ngoài việc trực tiếp xét hỏi, người bào chữa có quyền tham gia vào các hoạt động xét hỏi khác tại phiên tòa theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:

  • Tham gia xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;
  • Trình bày những nhận xét của mình về vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;
  • Tham gia xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án và trình bày nhận xét của mình về việc xem xét những nơi đó;
  • Nhận xét và hỏi thêm những vấn đề liên quan về những tài liệu của vụ án, báo cáo cơ quan, tổ chức ngay sau khi những tài liệu, báo cáo đó được công bố tại phiên tòa;
  • Nhận xét về kết luận giám định, hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn về kết luận giám định; yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại nếu thấy có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự,…

Giai đoạn xét hỏi trong vụ án hình sự

giai đoạn xét hỏi trong vụ án hình sự

Trong phần tranh luận

Trong tranh luận tại phiên tòa, sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, người bào chữa được trình bày lời bào chữa để bảo vệ bị cáo. Họ sẽ đề xuất với Hội đồng xét xử cách thức giải quyết vụ án, áp dụng điều luật về tội danh và hình phạt nhằm làm bảo vệ tốt nhất cho bị cáo cũng như được đáp lại ý kiến mà mình không đồng ý, bác bỏ những chứng cứ buộc tội bị cáo không có cơ sở.

Tuy nhiên, người bào chữa không chỉ có một lần tranh luận, đối đáp mà họ phải liên tiếp “đáp trả” lại phía đại diện bên buộc tội khi lời bào chữa của mình bị phản biện, loại bỏ. Theo đó, họ cần phải chuẩn bị những lập luận sắc bén để đối đáp với bên buộc tội thân chủ của mình bằng những chứng cứ liên quan đến việc xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa mang lại lợi thế cho thân chủ.

Khi tham gia đối đáp như vậy, người bào chữa sẽ phải tận dụng tất cả cơ hội có được để đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội bị cáo do Viện kiểm sát đưa ra vì không có cơ sở. Đây chính là khoảnh khắc quyết định số phận của bị cáo.

Quyền đề nghị của người bào chữa khi xảy ra sự cố đặc biệt

  • Trong trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa, thì Luật sư cần căn cứ vào quy định tại các Điều 290, Điều 293 đến Điều 296 Bộ luật Tố tụng hình sự về sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và xác định xem việc vắng mặt đó có bất lợi cho thân chủ hay không để đề đạt với Hội đồng xét xử yêu cầu hoãn phiên tòa cho chính xác, phù hợp.
  • Trong trường hợp bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử thì người bào chữa phải yêu cầu Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. 
  • Nếu bị cáo hoặc đương sự không được chủ tọa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa hoặc không hỏi họ có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay không thì người bào chữa phải đề nghị Hội đồng xét xử cho họ được thực hiện các quyền đó theo quy định của pháp luật. 
  • Nếu thấy cần đưa thêm tài liệu, chứng cứ ra xem xét tại phiên tòa mà trước đó người bào chữa chưa có hoặc chưa muốn cung cấp cho Tòa, hoặc thấy cần đề nghị triệu tập thêm người làm chứng quan trọng của vụ án thì phải đề nghị với Hội đồng xét xử những vấn đề đó,…

>>>Xem thêm:  Các phương án bào chữa của luật sư trong một vụ án hình sự

Trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho thân chủ

Đảm bảo quyền lợi cho thân chủ theo luật định

Bằng hoạt động của mình, người bào chữa giúp thân chủ của mình thực hiện tốt hơn nữa quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết và xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vai trò của người bào chữa trong các giai đoạn khác nhau của Tố tụng hình sự nhìn chung có sự tương đồng. Điều đó được xác định bởi nhiệm vụ chung trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án là không chỉ bảo vệ thân chủ của mình mà còn bảo vệ pháp luật, tức là bảo đảm việc giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đối đáp, tranh luận với đại diện buộc tội tại phiên tòa

Đối với người bào chữa, đối đáp, tranh luận tại phiên tòa có tầm quan trọng lớn nhất. Đây là giai đoạn họ được thể hiện tất cả quan điểm bào chữa, bảo vệ cho thân chủ nhằm thuyết phục Hội đồng xét xử chấp nhận. 

Là giai đoạn quyết định việc bào chữa, bảo vệ có thành công hay không. Dựa vào quy định của pháp luật, người bào chữa có thể tranh luận với đại diện Viện kiểm sát hoặc đối đáp với người bị hại, với những người tham gia tố tụng khác không giới hạn số lần. 

Bên buộc tội và bên bào chữa tham gia phiên tòa với tư cách là hai đối thủ có trách nhiệm chứng minh về sự có tội hay vô tội của bị cáo. Trong các phiên Tòa có người bào chữa, vụ án sẽ được nhìn nhận dưới góc độ đa chiều, khách quan và mang tính chất phản biện nhiều hơn, tránh cái nhìn phiến diện một chiều của cơ quan tố tụng. 

Có thể nói, họ không tham gia vào quá trình tố tụng với vai trò hỗ trợ, bổ sung mà là một trong những “chủ thể chính tiến hành tố tụng”. Là chủ thể bình đẳng, cùng với đại diện Viện kiểm sát tham gia giải quyết để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. 

Người bào chữa bảo vệ quyền lợi của thân chủ

Người bào chữa bảo vệ quyền lợi của thân chủ

Làm sáng tỏ các tình tiết có lợi cho thân chủ

Để bào chữa có hiệu quả, người bào chữa phải có ý kiến để phản biện (một phần hoặc toàn bộ) chứng cứ buộc tội đó hoặc có những kiến nghị, đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định khác nhau như điều tra bổ sung, điều tra lại, đình chỉ điều tra, rút cáo trạng, thay đổi tội danh nhẹ hơn, áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị đã nêu trong bản luận tội. Điều này thể hiện rõ mục đích hướng đến của người bào chữa khi hành nghề, đồng thời thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mỗi người bào chữa đối với khách hàng của mình. 

Hoặc trong quá trình xét xử tại Tòa, nếu có phát hiện bất kì tình tiết có lợi cho bị cáo; phát hiện có căn cứ để thay đổi Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch; sự vắng mặt của người làm chứng mà sự vắng mặt của họ không có lợi cho bị cáo mà mình bảo vệ,….thì người bào chữa sẽ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết tạo sự công bằng cho thân chủ của mình.

>>>Xem thêm:  Lợi ích của bị can khi có luật sư bảo vệ trong vụ án hình sự

Dịch vụ luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động Tố tụng Hình sự, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho thân chủ, tránh oan sai, đảm bảo thực thi công lý đúng pháp luật. Chuyên tư vấn luật là đơn vị cung cấp dịch vụ luật sư hình sự uy tín hàng đầu với đội ngũ luật sư có chuyên môn, kinh nghiệm cao, am hiểu quy trình tố tụng, giúp bảo vệ tối đa lợi ích cho khách hàng.

Quy trình cung cấp dịch vụ bào chữa của Chuyên tư vấn luật

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật hình sự cần hỗ trợ giải quyết;
  • Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
  • Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận.
  • Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Các cam kết khi cung cấp dịch vụ luật sư hình sự của Chuyên tư vấn luật

  • Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho thân chủ trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật;
  • Tuân thủ các quy định về Nghĩa vụ và nguyên tắc hành nghề của Luật sư khi tham gia vụ án hình sự;
  • Thực hiện công việc một cách tận tâm nhằm mang lại sự hiệu quả nhất cho thân chủ. Điều này được đảm bảo bằng uy tín của chúng tôi.

Cách thức liên hệ luật sư

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Chuyên Tư Vấn Luật còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Fanpage: Luật Long Phan
  • Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Sự có mặt của người bào chữa trong vụ án hình sự và trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho thân chủ. Nếu như bạn cần hỗ trợ gửi yêu cầu tư vấn hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết