Luật Hình Sự

Hành vi gian dối trong mua bán hàng hóa bị xử lý như thế nào ?

Hành vi gian dối trong mua bán hàng hóa sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Pháp nhân có hành vi gian dối có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Mức hình phạt cụ thể phụ thuộc tính chất, mức độ của hành vi. Xem thêm bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật để biết thêm thông tin.

Chiêu trò gian dối của người bánChiêu trò gian dối của người bán

Thế nào là hành vi gian dối trong mua bán hàng hóa?

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) sửa đổi, bổ sung 2017 thì có thể hiểu hành vi lừa dối khách hàng là việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính sai hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán để thu lợi bất chính. Đây là hành vi gian dối của người bán hàng trong việc mua bán gây thiệt hại cho khách hàng, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của khách hàng cũng như xâm phạm trật tự quản lý thị trường.

>>>Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh vụ án chấp mua bán hàng hóa tại Tòa án

Quy định pháp luật hình sự về tội lừa dối khách hàng

Tại Điều 198 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi mua bán hàng hóa giảHành vi mua bán hàng hóa giả

Xử lý hành vi gian dối trong mua bán hàng hóa

Xử phạt hành chính

Hành vi lừa dối khách hàng nếu chưa đủ điều kiện để bị xử lý theo quy định pháp luật hình sự thì sẽ bị xử phạt theo quy định hành chính. Cụ thể, đối với hành vi cân đong, đo đếm, làm sai lượng hàng hóa trên thực tế sẽ bị xử phạt theo Điều 14, Điều 15 quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử).

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa, dịch vụ; Không tuân thủ hoặc không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định khi thực hiện phép đo; Buôn bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Mức phạt tiền đối với vi phạm về phép do trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch quá phạm vi sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép do do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất chính được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi số tiền đến 10.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi số tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi số tiền thu lợi bất chính từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất chính khi số tiền thu lợi bất chính từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất chính khi số tiền thu lợi bất chính từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất chính khi số tiền thu lợi bất chính từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính khi số tiền thu lợi bất chính trên 500.000.000 đồng.

Đối với trường hợp vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu thì được quy định tại Điều 15 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa không phù hợp với tài liệu đi kèm, hoặc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu công bố, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu hàng đóng gói sẵn trong trường hợp lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất chính mức phạt tiền như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi số tiền thu lợi bất chính có được đến 10.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi số tiền thu lợi bất chính từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong khi số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong khi số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được trên 500.000.000 đồng.

Như vậy, các quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính cho hành vi lừa dối khách hàng sẽ căn cứ vào số tiền đã thu lợi bất chính. Bên cạnh đó, ngoài hình phạt chính là phạt tiền, các quy định trên còn áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu số tiền thu lợi bất chính có được.

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do bên giao hàng sai chất lượng

Mua bàn hàng giả thu lợi bất chínhMua bàn hàng giả thu lợi bất chính

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này khi đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm là tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như đã phân tích ở trên thì mức hình phạt như sau:

Đối với các trường hợp đủ điều kiện để xử lý hình sự như đã phân tích ở trên thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn hành vi gian dối trong mua bán hàng hóa

  • Tư vấn các quy định pháp luật về hành vi lừa dối khách hàng
  • Thực hiện bào chữa cho người phạm tội lừa dối khách hàng
  • Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, lên phương án giải quyết cho khách hàng.
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Tư vấn, hỗ trợ các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Như vậy, có thể thấy hành vi gian dối trong mua bán hàng hóa sẽ được xem xét ở cả lĩnh vực hành chính và hình sự. Để giúp khách hành xác định đúng hành vi gian dối trong mua bán hàng hóa sẽ bị xử lý như thế nào quý khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi  Chuyên tư vấn luật  với số holine  1900.63.63.87 hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để có thể hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhất.

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết