Luật Hình Sự

Biện pháp nhận biết giọng nói trong hoạt động tố tụng hình sự

Biện pháp điều tra nhận biết giọng nói trong hoạt động tố tụng hình sự là một trong những biện pháp điều tra. Với mục đích bổ sung tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh tội phạm. Do giọng nói được xem là một trong những đặc điểm nhận dạng của con người. Nhằm chia sẻ đến quý bạn đọc những nội dung liên quan đến biện pháp điều tra này. Đội ngũ Luật sư hình sự  tại công ty Luật Long Phan PMT sẽ thông tin đến quý bạn đọc những quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành, thông qua bài viết dưới đây.

Biện pháp nhận biết giọng nói trong hoạt động tố tụng hình sự

>>> Xem thêm: Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Nhận biết giọng nói được tiến hành với điều kiện gì?

Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói. Nhằm phục vụ công tác điều tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ. Giúp quá trình chứng minh tội phạm được thực thi một cách triệt để. Nhận biết giọng nói theo quy định tại khoản 1 điều 191 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 được tiến hành “khi cần thiết”.

Những chủ thể tham gia vào việc nhận biết giọng nói

Căn cứ khoản 2 điều 191 BLTTHS 2015, những người phải tham gia việc nhận biết giọng nói bao gồm:

  • Giám định viên về âm thanh;
  • Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;
  • Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;
  • Người chứng kiến.

Trình tự, thủ tục tiến hành việc nhận biết giọng nói

Quy trình nhận biết giọng nói của điều tra viên

Trước khi tiến hành nhận biết giọng nói

  • Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận biết giọng nói. (Khoản 1, điều 191, BLTTHS 2015)
  • Điều tra viên phải hỏi trước người được yêu cầu nhận biết giọng nói về những đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận biết được giọng nói. (Khoản 4, điều 191, BLTTHS 2015)
  • Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng, bị hại biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối trước khi tiến hành. Nếu người làm chứng, bị hại được yêu cầu nhận biết giọng nói. (Khoản 3, điều 191, BLTTHS 2015)

Trong quá trình tiến hành nhận biết giọng nói

  • Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người được yêu cầu nhận biết giọng nói đã xác nhận được tiếng nói trong số giọng nói được đưa ra thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào đặc điểm gì mà xác nhận giọng nói đó. (Khoản 4, điều 191, BLTTHS 2015)

Sau khi tiến hành nhận biết giọng nói

  • Điều tra viên lập biên bản nhận biết giọng nói được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người được yêu cầu nhận biết giọng nói và của những người được đưa ra để nhận biết giọng nói; đặc điểm của giọng nói được đưa ra để nhận biết, lời trình bày của người nhận biết giọng nói; điều kiện về không gian khi thực hiện nhận biết giọng nói. (Khoản 5, điều 191, BLTTHS 2015)
Trình tự, thủ tục tiến hành việc nhận biết giọng nói

Biên bản nhận biết giọng nói

Quy định pháp luật hiện hành về lập biên bản nhận biết giọng nói

Biên bản nhận biết giọng nói được lập theo quy định tại điều 178 BLTTHS 2015 như sau:

  • Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
  • Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
  • Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Nội dung của biên bản nhận biết giọng nói

Về việc lập biên bản nhận biết giọng nói, theo quy định tại điều 133 BLHS 2015 như sau: Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất:

  • Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.

  • Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
  • Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
  • Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
Biên bản nhận biết giọng nói

>>> Xem thêm: Thời hạn giải quyết đơn tố giác tội phạm là bao lâu.

Thông tin liên hệ

Liên hệ trực tiếp tại:

  • Trụ sở công ty: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Liên hệ trực tuyến qua:

Trên đây là những thông tin pháp lý. Nhằm chia sẻ quy định pháp luật hiện hành về Biện pháp nhận biết giọng nói trong hoạt động tố tụng hình sự của Chuyên Tư Vấn Luật . Nếu quý bạn đọc có nhu cầu gửi tài liệu, đóng góp ý kiến hoặc có nhu cầu tìm Luật sư hình sự vui lòng liên hệ với chúng tôi.  

4.7 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 986 bài viết