Luật Hành Chính

Thủ tục nhận lại phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ

Thủ tục nhận lại phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ là vấn đề mà nhiều người vi phạm giao thông đặt ra khi bị tạm giữ phương tiện giao thông. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các nội dung về trường hợp nào thì bị tạm giữ phương tiện giao thông, cách thức nhận lại xe khi bị công an bắt do vi phạm giao thông và phương tiện hết thời hạn tạm giữ thì bị xử lý ra sao. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Chuyên tư vấn luật cung cấp về vấn đề trên.

Xử phạt phương tiện vi phạm giao thôngXử phạt phương tiện vi phạm giao thông

Các trường hợp nào thì có thể bị tạm giữ phương tiện giao thông

Căn cứ Điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt như sau:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
  • Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Tạm giữ phương tiện giao thôngTạm giữ phương tiện giao thông

Cách thức nhận lại xe khi bị công an bắt do vi phạm giao thông

Ai có thể đến nhận lại phương tiện vi phạm giao thông

Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với quy định trên những người có thể đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ bao gồm người vi phạm, chủ sở hữu của phương tiện, đại diện tổ chức vị phạm, người nhận ủy quyền theo quy định pháp luật của chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm.

>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật hành chính

Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông

Căn cứ Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định thủ tục nhận lại phương tiện giao thông như sau:

Người có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản về việc trả lại hoặc chuyển phương tiện giao thông bị tạm giữ

Người quản lý, bảo quản phương tiện trả lại phương tiện khi đã có quyết định trả lại phương tiện như sau:

  • Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện, kiểm tra căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của người đến nhận lại phương tiện.
  • Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ phương tiện. Việc trả lại phương tiện phải được lập thành biên bản.
  • Trường hợp chuyển phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản phương tiện phải lập biên bản. Biên bản phải được lập thành 2 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, môi bên 1 bản.
  • Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.

Lập biên bản việc trả lại phương tiện tạm giữLập biên bản việc trả lại phương tiện tạm giữ

Phương tiện hết thời hạn tạm giữ thì bị xử lý ra sao

Căn cứ khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của phương tiện:

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tạm giữ tang vật mà không có ai đến nhận thì người ra quyết định tạm giữ phương tiện ra thông báo lần 1. Thông báo lần 1 có thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo lần 1.
  • Hến thời hạn thông báo lần 1 mà không có ai đến nhận lại phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ thông báo lần 2. Thông báo lần 2 có thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra thông báo lần thứ 2.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi thông báo lần thứ 2 hết hạn, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu phương tiện vi phạm.

Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của phương tiện:

  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tạm giữ tang vật mà không có ai đến nhận thì người ra quyết định tạm giữ phương tiện ra thông báo lần 1. Thông báo lần 1 có thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo lần 1.
  • Hến thời hạn thông báo lần 1 mà không có ai đến nhận lại phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ thông báo lần 2. Thông báo lần 2 có thời hạn 1 năm kể từ ngày ra thông báo lần thứ 2.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi thông báo lần thứ 2 hết hạn, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu phương tiện vi phạm.
  • Tất cả các lần thông báo đều phải được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện.

Đối với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt:

  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm không không thi hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền phải chuyển phương tiện vi phạm cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết vụ việc tai nạn giao thông

Luật sư tư vấn thủ tục nhận lại phương tiện giao thông khi bị tạm giữ

  • Tư vấn các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông
  • Tư vấn các quy tắc khi tham gia giao thông
  • Tư vấn điều kiện tham gia giao thông của các loại phương tiện tham gia giao thông
  • Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm luật giao thông
  • Giải đáp mọi vướng mắc về pháp luật giao thông
  • Quay phim, ghi hình khi cảnh sát giao thông như thế nào là đúng luật
  • Thủ tục khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông
  • Và một số vấn đề liên quan đến luật giao thông khác..

Như vậy, bài viết đã cung cấp được phần nào các nội dung về các trường hợp nào có thể bị tạm giữ phương tiện giao thông, cách thức nhận lại xe khi bị công an bắt do vi phạm giao thông và phương tiện hết thời hạn tạm giữ thì bị xử lý ra sao. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.63.63.87 hoặc email chuyentuvanluat@gmail.com để được các luật sư hành chính tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

4.6 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết