Dịch vụ tư vấn thủ tục điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhìn chung đơn giản hơn các loại hình kinh doanh khác vì tính chất và QUY MÔ HOẠT ĐỘNG. Sau đây, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về điều kiện cũng như thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Mục Lục
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ
Khi đăng ký kinh doanh theo hình thức này chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hộ kinh doanh cá thể nếu có sử dụng từ mười lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định
Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể
Những ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Thủ tục thành lập đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà: Chỉ cần giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực; Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập.
- Không phải khai thuế hằng tháng;
- Được áp dụng chế độ thuế khoán.
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản; phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống….
- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
- Được áp dụng chế độ thuế khoán.
Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Điều kiện đăng ký kinh doanh cá thể, theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người:
- Công dân Việt Nam
- Từ đủ 18 tuổi trở lên
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
- Số lượng người lao động phải dưới mười lao động
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
- Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
- Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 67 về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh:
- Những cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện và quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.
- Cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Trình tự đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Như đã đề cập ở trên, trình tự đăng ký hộ kinh doanh cá thể về cơ bản là đơn giản hơn những loại hình kinh doanh khác, cụ thể như sau:
- Chuẩn bị một bộ hồ sơ (theo quy định tài điều 70 Nghị định 78/2015/NĐ-CP) bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh bao gồm những nội dung như: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ nơi kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, thông tin cá nhân của các thành viên hộ gia đình.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ gia đình kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Ngoài ra, đối với những ngành nghề có quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì chủ thể thành lập phải đáp ứng đủ những điều kiện như bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề, bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thì cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình sẽ nộp hồ sơ tại Phòng tài chính-kế toán thuộc UBND (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 NĐ 78/2015/NĐ-CP)
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nội dung dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh
Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh bao gồm những công việc sau:
- Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục thành lập hộ kinh doanh
- Tư vấn, trực tiếp soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
- Đại diện theo ủy quyền khách hàng thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan hành chính, xin cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh
- Theo dõi xử lý hồ sơ, bổ sung hồ sơ khi cần thiết
- Nhận kết quả giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh, mã số thuế của hộ kinh doanh.
Trên đây là nội dung bài tư vấn quy định pháp luật về điều kiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Qúy bạn đọc nếu có thắc mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp của công ty chúng tôi vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.