Luật Doanh Nghiệp

Chính sách khoan hồng và điều kiện để doanh nghiệp được hưởng khoan hồng theo Luật cạnh tranh 2018

Chính sách khoan hồng và điều kiện để doanh nghiệp được hưởng khoan hồng theo Luật cạnh tranh 2018 đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khắc nghiệt. Để nắm rõ về quyền lợi của doanh nghiệp trong việc xin miễn, giảm tiền xử phạt cũng như điều kiện cần có để được hưởng khoan hồng khi vi phạm. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Chính sách khoan hồng và điều kiện để được hưởng khoan hồng

Chính sách khoan hồng và điều kiện để được hưởng khoan hồng

>>> Xem thêm: Cách giải quyết các bất cập pháp lý tốt nhất trong doanh nghiệp

Chính sách khoan hồng và quy định của pháp luật cạnh tranh về chính sách khoan hồng của doanh nghiệp

 Khoan hồng là việc cho phép miễn trừ hay giảm trừ hình phạt đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm luật cạnh tranh nhưng sau đó đã hợp tác với các cơ quan thực thi luật cạnh tranh. Theo đó, nội dung cốt lõi của chính sách này là miễn trừ hoặc giảm trừ đáng kể cho các tổ chức và cá nhân tham gia chương trình khoan hồng khỏi nguy cơ bị xử phạt hành chính hay bị áp dụng chế tài hình sự nghiêm khắc mà lẽ ra họ phải gánh chịu do thực hiện hành vi vi phạm luật cạnh tranh.

Căn cứ tại Điều 112 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định khi doanh nghiệp tự nguyện khai báo về các hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng là Chủ tịch Uy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Lưu ý: Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng chính sách khoan hồng.

Chính sách khoan hồng không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng chính sách khoan hồng

Căn cứ tại khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định các điều kiện để doanh nghiệp được hưởng chính sách khoan hồng như sau:

Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Chỉ những doanh nghiệp là thành viên của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới là đối tượng được hưởng khoan hồng, trừ những doanh nghiệp có vai trò tổ chức hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Như vậy, tất cả các cá nhân và tổ chức kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đều có thể là đối tượng được hưởng chính sách khoan hồng nếu tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra

Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép miễn giảm trách nhiệm xử phạt đối với doanh nghiệp thực hiện khai báo trước khi cơ quan có thẩm quyền bắt đầu việc điều tra. Nếu cơ quan điều tra tự phát hiện hoặc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị tố giác, khiếu nại bởi một bên thứ ba nào đó, và việc điều tra đã được bắt đầu, thì các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không đủ điều kiện được hưởng khoan hồng.

Theo khoản 2 Điều 80 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. Hoặc khi doanh nghiệp bị khiếu nại về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh nếu đáp ứng đủ yêu cầu về việc bị khiếu nại.

Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

Để được hưởng chính sách khoan hồng thì doanh nghiệp cần phải cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có giá trị đáng kể mà các doanh nghiệp đang nắm giữ về hành vi vi phạm, đồng thời phải có tinh thần hợp tác, thiện chí, khai báo trung thực với cơ quan điều tra.

Về việc đánh giá chất lượng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp như thế nào là “có giá trị đáng kể” thì Luật Cạnh tranh lại chưa có những quy định để xác định giá trị của thông tin. Việc đánh giá chất lượng của thông tin phụ thuộc và sự chủ quan tùy nghi của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Do đó, khi các doanh nghiệp tiến hành khai báo và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra thì vẫn chưa chắc được hưởng khoan hồng nếu các thông tin cung cấp không được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá là không đủ giá trị.

Điều kiện được hưởng khoan hồng

Điều kiện được hưởng khoan hồng

Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm

Ngoài việc tự nguyện khai báo và cung cấp những thông tin về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các chủ thể khai báo cần phối hợp với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra, cho đến khi hành vi vi phạm đã được xử lý.

>>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng chính sách khoan hồng

Theo quy định tại khoản 6 Điều 112 Luật Cạnh tranh năm 2018 căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng dựa vào:

  • Thứ tự khai báo;
  • Thời điểm khai báo;
  • Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.

Khi doanh nghiệp nộp đơn xin được hưởng chính sách khoan hồng thì việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:

  • Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định về hưởng chính sách khoan hồng thì được miễn 100% mức phạt tiền;
  • Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện về hưởng chính sách khoan hồng thì lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.

Phương thức liên hệ Luật sư

Phương thức liên hệ Luật sư

>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Chính sách khoan hồng và điều kiện để doanh nghiệp được hưởng khoan hồng theo Luật Cạnh tranh 2018. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP tư vấn và hỗ trợ. Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết