Luật Doanh Nghiệp

Các loại thuế, phí mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh

Các loại thuế, phí mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh nhằm mục đích đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện các thủ tục đối với Nhà nước khi thành lập doanh nghiệphoạt động kinh doanh. Vậy làm sao để biết doanh nghiệp cần phải đóng các loại thuế, phí nào, “đóng bao nhiêu” là đúng quy định pháp luật, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề đó.

Các loại thuế lệ phí doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động
Các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động

>>Xem thêm: Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì?

Quy định pháp luật về thuế, phí của doanh nghiệp

Thuế là khoản nộp bắt buộc, mang tính cưỡng chế bằng pháp luật, mà các cá nhân, tổ chức phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Thuế là các khoản nộp không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.

Còn theo Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015, phí là khoản tiền mà tổ chức phải trả nhằm:

  • Bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công;
  • Phí được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.

Việc nộp thuế, phí của các doanh nghiệp là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp, góp phần vào nguồn thu ngân sách nhà nước, để hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội, kinh tế.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh

Thuế thu vào thu nhập

Thuế thu nhập doanh nghiệp

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Thuế TNDN) là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.

Theo Điều 2 Luật thuế TNDN 2008, người nộp thuế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh khác có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Cách tính thuế TNDN: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất

Trong đó, thuế suất là dựa trên lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, nhưng trung bình là 20% theo khoản 1 Điều 10 Luật thuế TNDN 2008.

Thuế thu nhập cá nhân

Trên thực tế dù thuế thu nhập cá nhân do cá nhân có nghĩa vụ thực hiện nhưng doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ nộp thay cho người lao động.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm theo Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

Cách tính thuế: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó: Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ (quy định trong luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bổ sung 2014).

Tham khảo thêm tại: Các Loại Thuế, Lệ Phí Doanh Nghiệp Phải Nộp Khi Hoạt Động?

Thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008.

Người nộp thuế GTGT theo Điều 4 Luật thuế GTGT 2008 bao gồm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (cơ sở kinh doanh);
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (người nhập khẩu).

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:

  • Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

  • Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% – 5% – 10% theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế GTGT 2008.

Các loại thuế tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tùy vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật:

  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa, dịch vụ theo được quy định trong luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
  • Thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên…

Các loại phí mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh

các khoản phí mà doanh nghiệp phải nộp
Các loại phí mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh

Tùy theo lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động như nông nghiệp, lầm nghiệp, giao thông vận tải, y tế… mà các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động khi muốn được cung cấp dịch vụ công đều phải trả phí:

  • Phí công chứng, chứng thực khi doanh nghiệp muốn công chứng, chứng thực giấy tờ;
  • Phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành, nhập khẩu, xuất khẩu, công bố trang thiết bị y tế khi doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị y tế;
  • Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển;
  • Các loại phí khác.

Trên đây là bài viết tư vấn về các loại thuế, phí doanh nghiệp phải nộp khi hoạt đông kinh doanh.Trường hợp người đọc có thắc mắc liên quan tới bài viết hoặc có các khó khăn, nhu cầu cần tư vấn về pháp luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết . Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết