Luật Doanh Nghiệp

Ai có quyền quản lý con dấu của doanh nghiệp?

Ai có quyền quản lý con dấu của doanh nghiệp? Là thắc mắc về chủ thể quản lý con dấu của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Trong bài viết sau Chuyên Tư Vấn Luật sẽ trình bày về quy định về quản lý con dấu, chủ thể có quyền quản lý con dấu doanh nghiệp

Quyền quản lý con dấu

Quyền quản lý con dấu

Quy định pháp luật về con dấu theo Luật Doanh nghiệp

Quy định về con dấu theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020  như sau:

  • Dấu của doanh nghiệp bao gồm hai loại. Dấu làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định pháp luật về giao dịch dân sự
  • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Quyền quản lý con dấu của doanh nghiệp

Chủ thể có quyền quản lý con dấu

Con dấu được quản lý và sử dụng thế nào?

Con dấu được quản lý và sử dụng thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020. Việc quản lý con dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác. Như vậy, chủ thể có quyền quản lý con dấu sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp quy định. Trong trường hợp không có quy định thì chủ thể có quyền quản lý con dấu là chủ doanh nghiệp

>>> xem thêm: Quy định về chế độ quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp

Quy định về quyền quản lý và sử dụng con dấu

Quyền quản lý con dấu theo quy định

Quyền quản lý con dấu theo quy định

Quyền quản lý, sử dụng con dấu theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau  Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Như vậy sẽ có 03 trường hợp sau:

  • Nếu công ty có quy chế quản lý con dấu thì thực hiện theo quy chế quản lý con dấu đã được thông qua.
  • Trong trường hợp công ty không có quy chế quản lý con dấu thì quyền quản lý con dấu áp dụng theo nội dung điều lệ công ty quy định.
  • Trường hợp quy chế, điều lệ không quy định thì chủ doanh nghiệp sẽ có quyền quản lý con dấu công ty.

Có bắt buộc phải thông báo sử dụng con dấu doanh nghiệp với cơ quan nhà nước không?

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không còn quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh như Luật Doanh nghiệp 2014. Nên Doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng con dấu mà không phải thông báo sử dụng con dấu với cơ quan nhà nước.

>>>xem thêm: Các lưu ý về con dấu của doanh nghiệp năm 2023

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến con dấu của công ty

  • Tư vấn tranh chấp về chủ thể có quyền quản lý con dấu
  • Tư vấn về tranh chấp hiệu lực của con dấu
  • Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về con dấu thông qua thương lượng, hòa giải hoặc Trọng tài
  • Đại diện khách hàng khởi kiện tại Tòa án
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ việc đê tư vấn giải quyết tranh chấp về con dấu.

Quyền quản lý con dấu thuộc về doanh nghiệp sở hữu con dấu. Trong trường hợp cần tư vấn về các quy định pháp luật về con dấu và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc quản lý, sử dụng con dấu. Hãy liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật  qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Trân trọng!

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết