Luật Doanh Nghiệp

Điều kiện tiến hành họp hội đồng thành viên?

Họp hội đồng thành viên là hoạt động của công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên. Cuộc họp sẽ được tiến hành khi có đủ số thành viên dự họp. Cũng giống như cuộc họp đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần và công ty hợp danh, cuộc họp sẽ được tiến hành theo điều kiện và thể thức theo quy định của pháp luật, đồng thời mẫu biên bản cuộc họp sẽ được thư ký ghi chép lại nội dung cuộc họp đó diễn ra.

Họp Hội đồng thành viên

Quy định về triệu tập họp Hội đồng thành viên của Công ty TNHH

Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của LDN 2020. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của LDN 2020 quy định thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% hoặc có một thành viên sở hữu trên 90% số vốn điều lệ thì nhóm thành viên sở hữu tỷ lệ còn lại sẽ có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định một tỷ lệ khác tỷ lệ pháp luật đã quy định.

Thành viên có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải bao gồm các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2020.

Triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên

Điều kiện và thể thức để cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành

Điều kiện họp Hội đồng

Cuộc họp Hội đồng thành viên chỉ có thể được tiến hành trong trường hợp tại cuộc họp có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo đó, Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020.

Xem thêm: Điều kiện để mở cuộc họp hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn

Thể thức chương trình họp

Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đạt đủ điều kiện để tiến hành, thì cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai sẽ được tiến hành với thể thức theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

  • Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất;
  • Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên.

Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai không đạt đủ điều kiện để tiến hành, thì cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba sẽ được tiến hành với thể thức theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

  • Thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai;
  • Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.

Khác với cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất và lần thứ hai, cuộc họp lần thứ ba không quy định tỷ lệ thành viên dự họp và số vốn Điều lệ được đại diện. Bởi cuộc họp này phải được tiến hành để giải quyết những vấn đề thuộc về quản lý doanh nghiệp và vì pháp luật đã quy định ít nhất mỗi năm phải họp một lần nên cuộc họp lần thứ ba là để đảm bảo cuộc họp Hội đồng thành viên có thể diễn ra mà không bị hoãn thêm lần nào nữa.

Căn cứ theo khoản 3 Điều này, thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Như vậy, người được thành viên ủy quyền tham gia vẫn có thể tham gia và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên.

Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên

Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác căn cứ theo Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2020 về biên bản họp Hội đồng thành viên quy định biên bản họp Hội đồng thành viên phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp.

Biên bản phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
  • Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp;
  • Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
  • Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
  • Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;
  • Họ, tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);
  • Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Biên bản cuộc họp

Luật sư tư vấn trình tự và thủ tục họp Hội đồng thành viên

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý đối với triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên.
  • Tư vấn thực hiện các điều kiện, thể thức mở cuộc họp.
  • Hướng dẫn lập biên bản họp Hội đồng thành viên.
  • Luật sư tư vấn hướng giải quyết có lợi nhất khi có tranh chấp xảy ra

Bài viết đã khái quát các nội dung về các quy định về cuộc họp Hội đồng thành viên. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện của chúng tôi xin hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn.

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết