Luật Doanh Nghiệp

Điều kiện để mở cuộc họp hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn

Điều kiện để mở cuộc họp hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) là vấn đề pháp lý quan trọng do đây là cuộc họp quan trọng định hướng các vấn đề mang tính chiến lược của công ty. Vậy trường hợp nào cần tiến hành họp hội đồng thành viên? Điều kiện để tiến hành mở phiên họp hội đồng thành viên Công ty TNHH như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cụ thể nội dung này.

Điều kiện để mở phiên họp hội đồng thành viên theo luật định
Điều kiện để mở phiên họp hội đồng thành viên theo luật định

Các trường hợp cần tiến hành họp hội đồng thành viên

Căn cứ Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên công ty TNHH, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần để xem xét các vấn đề sau:

  • Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
  • Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;
  • Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
  • Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
  • Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định tổ chức lại công ty;
  • Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
  • Quyết định các vấn đề khác theo Điều lệ công ty.

Điều kiện để tiến hành mở phiên họp hội đồng thành viên Công ty TNHH

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Mở phiên họp đúng quy định pháp luật hạn chế các tranh chấp xảy ra
Mở phiên họp đúng quy định pháp luật hạn chế các tranh chấp xảy ra

Căn cứ Điều 58 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện để tiến hành mở phiên họp hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:

  1. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tổ chức khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (không được thấp hơn Luật).
  2. Trường hợp Điều lệ không quy định hoặc không có quy định khác, triệu tập họp Hội đồng thành viên trong trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được thực hiện như sau:
  3. Triệu tập họp lần thứ hai phải được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ;
  4. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trường hợp này, cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.

>>>> Bạn đọc xem thêm tại đây: Trình tự, thủ tục tiến hành họp hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

Đối với Công ty TNHH một thành viên

  • Theo khoản 5, Điều 80 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cuộc họp của Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên dự họp.
  • Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Tranh chấp thường gặp trong Công ty TNHH

Tranh chấp thường gặp trong Công ty TNHH như:

  • Tranh chấp quyền lợi giữa các thành viên trong công ty;
  • Tranh chấp về không đồng nhất trong vấn đề phân chia lợi nhuận;
  • Tranh chấp về tài sản góp vốn;
  • Tranh chấp quyền ứng cử vào vị trí quan trọng trong công ty;
  • Tranh chấp vì về các Quyết định đưa ra không công bằng, không hợp pháp;
  • Tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, tổ chức lại công ty.

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong Công ty TNHH

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong Công ty TNHH
Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong Công ty TNHH
  • Tiếp nhận và xem xét hồ sơ tranh chấp;
  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến tranh chấp để tìm ra phương án giải quyết;
  • Tư vấn các giải pháp tốt nhất cho khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện đàm phán, thương lượng với các bên;
  • Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ có liên quan nộp cơ quan nhà nước;
  • Đại diện khách hàng tại Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  • Đảm bảo quá trình thi hành bản án có hiệu lực của tòa án.

Chi phí thuê luật sư

  • Phí cố định: Được các bên thỏa thuận ngay sau khi Luật sư nghiên cứu xong hồ sơ. Nếu phát sinh tình tiết mới ảnh hưởng đến quá trình giải quyết thì có thể thỏa thuận lại bằng phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng pháp lý mới.
  • Phí kết quả: Để tăng cường tính nhanh chóng, hiệu quả có thể ký kết thêm hợp đồng hứa thưởng. Khách hàng chỉ phải thanh toán sau khi nhận được kết quả đúng như mong muốn.
  • Chi phí dịch vụ không bao gồm các khoản thuế, phí mà đương sự phải nộp theo quy định của pháp luật.
  • Mọi chi phí nêu trên đã được tính toán khả năng giảm trừ để đảm bảo tối đa lợi ích quyền và lợi ích cho khách hàng.

Bài viết trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện để tiến hành mở phiên họp hội đồng thành viên Công ty TNHH. Trường hợp bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn hoặc hỗ trợ tư vấn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Xin cảm ơn./.

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết