Luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa tội bán hàng giả trong dịp tết nguyên đán

Luật sư bào chữa tội bán hàng giả trong dịp tết nguyên đán là dịch vụ được cung cấp hỗ trợ pháp lý cho khách hàng khi bị truy cứu tội bán hàng giả. Việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trong dịp Tết nguyên đán có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt hình sự. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định liên quan đến vấn đề này và dịch vụ luật sư bào chữa tội phạm bán hàng giả.

Luật sư bào chữa tội bán hàng giả

Luật sư bào chữa tội bán hàng giả

Thế nào là hàng giả?

Để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta cần phải hiểu hàng giả là như thế nào. Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hàng giả được quy định như sau:

  • Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
  • Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
  • Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
  • Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
  • Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
  • Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả

Vậy, theo quy định trên, hàng giả là những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc không đúng với bản chất, tên gọi của hàng hoá, không đáp ứng các tiêu chí về chất lượng; giả mạo các doanh nghiệp khác.

Khái niệm hàng giả

Khái niệm hàng giả

Hành vi bán hàng giả dịp Tết nguyên đán bị xử lý như thế nào ?

Xử phạt hành chính

Việc xử phạt hành chính đối với hành vi bán hàng giả chia làm 02 trường hợp, trường hợp thứ nhất là hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng; trường hợp thứ hai là là hành vi buôn bán giả mạo hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Trường hợp thứ nhất, hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Điểm b Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:

Một là, về mức phạt tiền: Tương đương với số lượng của hàng thật hoặc thu lợi hợp pháp, mức phạt thấp nhất từ 1.000.000 đồng đến cao nhất 70.000.000 (mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự); Người có hành vi bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt nếu hàng giả thuộc một trong các trường hợp:

  • Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
  • Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Hai là, về hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này

Ba là, về biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc tiêu hủy tang vật, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Trường hợp thứ hai, hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Điểm b Khoản 3 Điều 11 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:

Một là, về mức phạt tiền:

  • Phạt tiền tương đương với số lượng của hàng thật hoặc thu lợi bất hợp pháp, thấp nhất từ 1.000.000 đồng đến cao nhất 50.000.000 đồng (mà không truy cứu trách nhiệm hình sự)
  • Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Hai là, về hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.

Ba là, về biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân vi phạm, nhưng mức phạt tối đa trong sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Vậy, đối với xử phạt hành chính hành vi bán hàng giả, ngoài phạt tiền, người vi phạm còn phải thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, pháp nhân buôn bán hàng giả có thể sẽ phải đối mặt với án hình sự. Tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017): Điều 192 – Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, 193 – Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Điều 194 – Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Điều 195 – Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi quy định:

Đối với cá nhân:

  • Mức phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tù, mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng,
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại:

  • Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
  • Cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Làm thế nào để tố cáo hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái ?

Khi phát hiện hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, người dân có thể tố giác bằng các phương tiện sau:

  • Qua hotline 24/7 của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) là 1900.888.655
  • Gửi đơn thư, khiếu nại tới Tổng cục Quản lý thị trường trực tiếp hoặc qua email: hotlineTCQLTT@dms.gov.vn.
  • Tố giác đến Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát có thẩm quyền; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an gần nhất (Điều 145, Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi 2021.

Luật sư bào chữa tội bán hàng giả

Dịch vụ luật sư trọn gói trong vụ án hình bào chữa tội bán hàng giả sẽ cung cấp dịch vụ thực hiện các công việc sau đây:

  • Tiếp nhận thông tin khách hàng về hành vi buôn bán hàng giả;
  • Tư vấn cấu thành tội bán hàng giả;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến buôn bán hàng giả, hàng nhái.
  • Hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc.
  • Xem xét, đánh giá hồ sơ vụ việc liên quan đến hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái.
  • Luật sư bào chữa tội bán hàng giả tại Tòa án.

Luật sư tư vấn tội bán hàng giả

Luật sư tư vấn tội bán hàng giả

Việc bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt nhẹ hay nặng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bị buộc tội có thể thuê luật sư bào chữa để lên phương án giảm nhẹ trách nhiệm cho mình. Nếu có thắc mắc hay có nhu cầu cần được hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn hình sự của Chuyên tư vấn luật hỗ trợ kịp thời.

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 125 bài viết