Luật Đất Đai

Thủ tục đòi lại nhà đất theo hợp đồng cho mượn trước năm 1991

Thủ tục đòi lại nhà đất theo hợp đồng cho mượn trước năm 1991 là vấn đề được đặt ra khi đến hạn hợp đồng hoặc vì lý do nào đó. Người cho mượn đòi lại nhà đất đã cho mượn nhưng người mượn không chấp nhận trả lại. Người cho mượn không yêu cầu người mượn tự nguyện trả lại tài sản, nên họ khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại nhà đất để cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục quy định trong Bộ Luật Tố tụng Dân sự.

Thủ tục đòi lại nhà đất cho mượn theo hợp đồng trước năm 1991Thủ tục đòi lại nhà đất cho mượn theo hợp đồng trước năm 1991

Các trường hợp được đòi lại nhà đất theo hợp đồng cho mượn trước năm 1991

Căn cứ quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Căn cứ quy định tại Điều 499 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp như sau:

  • Khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn;
  • Bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn;
  • Khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc tự ý cho người khác mượn khi chưa có sự đồng ý của bên cho mượn.

Trường hợp cho mượn nhà giữa cá nhân với cá nhân

Căn cứ Điều 4 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 thì người cho mượn nhà theo hợp đồng trước năm 1991 được đòi lại nhà trong trường hợp:

  • Thời hạn cho mượn nhà theo hợp đồng hết hạn trước ngày 01/01/1999 thì bên cho mượn được lấy lại nhà ở, nếu các bên không có thỏa thuận khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ biết trước ít nhất là 3 tháng;
  • Đến ngày 01/01/1999 mà thời hạn cho mượn vẫn còn thì bên cho mượn được lấy lại nhà ở kể từ khi hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ biết trước ít nhất là 3 tháng;
  • Thời hạn cho mượn không được xác định trong hợp đồng thì bên cho mượn được lấy lại nhà ở, nếu các bên không có thỏa thuận khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ biết trước ít nhất là 6 tháng.

Trường hợp bên mượn không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì họ có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà đang mượn tùy theo trường hợp trong thời gian nhất định.

Trường hợp cơ quan, tổ chức mượn nhà của cá nhân

Điều 13 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của  quy định như sau:

“ Thứ nhất, trong trường hợp nhà mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở, thì việc giải quyết được áp dụng theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này.

Trong trường hợp nhà mượn đã được cơ quan, tổ chức bán hoặc cho thuê, thì hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê bị vô hiệu và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật dân sự.

Thứ hai, trong trường hợp nhà mượn đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, thì việc giải quyết được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị quyết này.”

Theo đó, cá nhân có thể đòi lại nhà cho mượn theo hợp đồng trước năm 1991 theo quy định như trường hợp mượn nhà giữa cá nhân với cá nhân hoặc sẽ được giải quyết theo quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu cho trường hợp nhà mượn đã được bán hoặc cho thuê.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất

Thẩm quyền giải quyết tranh chấpThẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi xảy ra tranh chấp đòi lại tài sản là nhà đất thì cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định như sau:

  • Thẩm quyền về vụ việc: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì tranh chấp đòi lại nhà đất theo hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Thẩm quyền theo cấp: Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trường hợp tranh chấp có đối tượng là bất động sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản.

>>Xem thêm: Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu?

Cách đòi lại nhà đất khi cho mượn

Người cho mượn muốn đòi lại nhà đất đã cho mượn theo hợp đồng cho mượn thì có thể thông qua việc thương lượng, thỏa thuận giữa các bên về việc lấy lại nhà đất. Trường hợp người mượn không tự nguyện trả lại nhà đất thì người cho mượn có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Thủ tục khởi kiện đòi lại nhà đất cho mượn

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện đòi lại nhà đất cho mượn (theo mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành);
  • Hợp đồng cho mượn nhà đất;
  • Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện (Giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân…)
  • Tài liệu, chứng cứ hợp pháp có liên quan đến tranh chấp;

Trình tự tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện tại Tòa án

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện: Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện: Bộ phận tiếp nhận sẽ nhận đơn khởi kiện và ghi vào sổ nhận đơn.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện Chánh án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn;

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, được phân công, Thẩm phán phải xem xét và có một trong các quyết định quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Bước 3: Thông báo tạm ứng án phí:

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Thụ lý vụ án: Căn cứ quy định tại khoản 3, 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì:

  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiếp tục các thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để giải quyết tranh chấp.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 190, khoản 3 Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn thủ tục đòi lại nhà đất

Luật sư tư vấn thủ tục đòi lại nhàLuật sư tư vấn thủ tục đòi lại nhà

  • Tư vấn quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, các thủ tục đòi lại nhà theo hợp đồng cho mượn trước 1991.
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp đòi lại tài sản là nhà cho mượn;
  • Hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản cần thiết, đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp;
  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự;
  • Các yêu cầu khác theo thỏa thuận.

>>Xem thêm: Tư vấn luật dân sự

Tranh chấp về dân sự có đối tượng là bất động sản rất phổ biến và vấn đề giải quyết các tranh chấp này thường kéo dài và phức tạp. Do vậy, khi giải quyết các tranh chấp đòi lại nhà đất thì các đương sự sẽ nhờ đến sự hỗ trợ tư vấn cũng như tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ. Sau khi tham khảo bài viết này, nếu Quý khách có những vấn đề chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý giải quyết tranh chấp, vui lòng liên hệ Luật sư Dân sự qua tổng đài tư vấn 1900.63.63.87 để được hỗ trợ miễn phí.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết