Luật Đất Đai

Hướng dẫn đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Hướng dẫn đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ là thủ tục cần thiết hiện nay bởi tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra giữa người thân trong gia đình do giá trị kinh tế cao mà đất đai mang lại, trong đó có tranh chấp ĐÒI LẠI đất cho anh em ruột ở nhờ. Vậy phương thức đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề trên như sau:

thù tục khởi kiện đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Quyền đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Quyền đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Để đòi được đất cho anh em ruột ở nhờ phải chứng minh nguồn gốc sử dụng đất là hợp pháp. Chủ đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Nếu chưa chủ đất phải chứng minh được mình có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013

Theo đó chủ đất sẽ có thể đòi lại đất trên cơ sở căn cứ quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

>> Tham khảo bài viết: Muốn đòi lại đất cho ở nhờ như thế nào?

Phương thức đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Hòa giải

Cũng như tranh chấp đất đai khác trước hết chủ đất có thể thỏa thuận với người đang ở nhờ về việc trả lại đất, nếu không được, có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, theo đó hòa giải tại địa phương là thủ tục bắt buộc đầu tiên.

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Khởi kiện ra Tòa

Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất

Hồ sơ khởi kiện bao gồm những gì?

  • Đơn khởi kiện đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ ;
  • Hợp đồng cho ở nhờ (nếu có);
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến tranh chấp;
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…).

Trình tự thực hiện khởi kiện

  1. Xác định thẩm quyền Tòa án.
  2. Nộp đơn khởi kiện và kèm theo tài liệu, chứng cứ. Người khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện và các tài liệu để minh chứng cho việc mình là chủ sở hữu hợp pháp thửa đất như: hợp đồng về cho mượn đất ở nhờ, giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất…
  3. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và bước vào giai đoạn hòa giải, chuẩn bị xét xử.
  4. Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự, thủ tục sơ thẩm.
  5. Xét xử phúc thẩm (nếu có)

Vai trò luật sư tư vấn đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao về lĩnh vực đất đai, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn quý khách hàng các công việc sau:

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện;
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc;
  • Tư vấn soạn thảo Đơn khởi kiện;
  • Tư vấn hồ sơ khởi kiện;
  • Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khởi kiện.

luật sư hướng dẫn đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Luật sư tư vấn đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ

Trên đây là nội dung Hướng dẫn đòi lại đất cho anh em ruột ở nhờ. Nếu có thắc mắc về bài viết trên hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý về các vấn đề về nhà đất, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tận tình và tư vấn luật đất đai chi tiết. Trân trọng.

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 900 bài viết